Tuổi dậy thì uống sữa đậu nành có tốt không?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video bé trai uống sữa đậu nành có tốt không

Không chỉ phụ huynh mà có rất nhiều bạn trẻ vẫn luôn thắc mắc không biết tuổi dậy thì có nên uống sữa đậu nành hay không. Liệu tuổi dậy thì uống sữa đậu nành có tốt không? Câu trả lời là có. Trẻ bước vào tuổi dậy thì nên được bổ sung sữa đậu nành hay các món ăn từ đậu tương vào trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Sữa đậu nành là một loại sữa ngũ cốc được chế biến từ hạt đậu tương. Trong sữa đậu nành có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhất là ở giai đoạn dậy thì.

Dinh dưỡng chứa trong sữa đậu nành chủ yếu là protein. Có thể nói, sữa đậu nành là loại thực phẩm cung cấp protein tốt cho cơ thể. Hàm lượng protein trong đậu nành nhiều gấp đôi so với protein có trong thịt bò với thịt lợn. Tuy nhiên, nếu so sánh về giá trị dinh dưỡng thì protein trong nành không thể cao bằng protein động vật. Việc bổ sung sữa đậu nành đều đặn hàng ngày giúp cung cấp cho cơ thể lượng đạm thực vật ổn định, khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch.

Trong đậu nành có các chất xơ được lên men bởi vi khuẩn đường ruột tạo nên các acid béo giúp nâng cao chất lượng sức khỏe cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Tuy nhiên, do các chất xơ chủ yếu là alpha-galactosidase chúng không hòa tan nên có một số trường hợp vẫn bị tiêu chảy, đầy hơi khi uống sữa đậu nành.

Chất béo trong sữa đậu nành chiếm khoảng 18% mà lượng lớn là acid linoleic. Đậu tương là hạt có dầu nên người ta còn sử dụng hạt đậu tương để lấy dầu làm dầu đậu nành, sử dụng trong nấu nướng rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, trong đậu nành còn có chứa rất nhiều các vitamin nhóm B, E và giàu chất khoáng, chứa đường, omega 3, omega 6. Sản phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ, người trưởng thành và cao tuổi.

Một vài nghiên cứu cho thấy trong sữa đậu nành có chứa nội tiết tố estrogen nhưng hàm lượng này là rất thấp.

Uống sữa đậu nành ở tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh mà còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư, hạn chế nguy cơ bị loãng xương, đồng thời ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ cho cơ thể. Vậy nên không có lý do gì để không bổ sung sữa đậu nành cho trẻ, tuy nhiên cần phải có hàm lượng nhất định, đúng và đủ mức cần thiết.

Như vừa nhắc đến ở trên, trong đậu nành có chứa một hoạt chất có tên isoflavone. Hoạt chất này có tác dụng tương tự như estrogen ở nữ giới nên thường được dùng để bổ sung nội tiết ở những phụ nữ bị thiếu hụt hay mất cân bằng nội tiết có liên quan đến estrogen. Một trong những sản phẩm bổ sung nội tiết phổ biến được ưa dùng nhiều nhất chế biến từ đậu nành là mầm đậu nành. Theo số liệu nghiên cứu, trong 100g mầm đậu nành sẽ có khoảng 40,7 mg isoflavone (mức hàm lượng này khá cao so với các sản phẩm khác từ đậu nành như sữa đậu nành, bột đậu nành). Do đó, mầm đậu nành được sử dụng khá nhiều nhất là các chị em đang bị mất cân bằng nội tiết tố do thiếu hụt estrogen.

Nhìn chung, có thể sử dụng mầm đậu nành ở tuổi dậy thì nhưng Bộ Y tế khuyến cáo không nên cho trẻ sử dụng quá nhiều. Mầm Đậu nành là một thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt cải thiện được tình trạng rối loạn hay thiếu hụt nội tiết estrogen nữ giới. Mầm đậu nành làm tăng kích thước vòng 1 khá nhanh, đồng thời còn giúp làm đẹp và sáng da, mờ nám, tăng sinh collagen. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên mầm đậu nành mỗi ngày ở giai đoạn dậy thì có thể dẫn đến những rối loạn nội tiết ở các bé. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên khoa dinh dưỡng nếu bạn muốn cho trẻ sử dụng mầm đậu nành ở tuổi dậy thì.