Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không? Ăn mì tôm có bị ảnh hưởng gì đến lượng đường trong máu, và khi ăn thì cần lưu ý gì? Đây chắc hẳn là những thắc mắc chung của người bị bệnh tiểu đường. Mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm cho câu trả lời nhé!
Bạn đang xem: Bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không? Nên ăn thế nào cho đúng?
1. Bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không?
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn mì tôm, nếu muốn ăn cần lựa chọn loại mì phù hợp và cần có cách ăn đúng. Bởi mì tôm được xếp vào nhóm thực phẩm giàu tinh bột, có chứa hàm lượng carbohydrate cao và các chất bổ sung năng lượng tức thời, làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng. Vì thế, với câu hỏi bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không thì các chuyên gia khuyên người bệnh nên hạn chế ăn mì tôm, nếu muốn ăn thì cần chọn loại ít chất bảo quản, không chiên qua dầu và an toàn với người bệnh.
Phần tiếp theo sẽ phân tích cụ thể nguyên nhân và tác hại của mì tôm với người bệnh tiểu đường để có chế độ ăn hợp lý
Có thể bạn quan tâm: Gạo lứt và bệnh tiểu đường: Có nên ăn không? Cách ăn đúng?
2. Tại sao người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn mì tôm
Bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không trước hết chúng ta xem bảng thành phần dinh dưỡng có trong 1 gói mì tôm 75g dưới đây:
Thành phần Định lượng Năng lượng 350 kcal Carbohydrate 51.4 g Chất béo 13.0 g Chất đạm 6.9 g
Trong mì tôm có chứa nhiều thành phần, khi chúng kết hợp với nhau có thể gây một số tác hại nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là người bệnh tiểu đường:
2.1. Chỉ số GI & GL của mì tôm
- GI (chỉ số đường huyết): Mì ăn liền có chỉ số đường huyết là 47, tuy không quá cao nhưng khi bạn nấu mì càng lâu thì chỉ số đường huyết càng của mì sẽ tăng cao hơn. Chính vì vậy, không nên nấu mì quá kỹ, điều này sẽ không tốt cho việc kiểm soát đường huyết của bạn.
- GL (tải lượng đường huyết) Mì ăn liền có chứa GL là 18,8, nằm trong mức trung bình. Tuy nhiên, mì vẫn có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu nếu bạn ăn quá nhiều và không dùng kèm với các thực phẩm khác như rau xanh, thịt… Do đó, nếu có ăn mì, người bệnh nên lựa chọn mì có tải lượng đường huyết thấp như mì nguyên cám hay mì ngũ cốc nguyên hạt.
2.2. Ăn nhiều mì tôm gây béo phì ở người tiểu đường
Mì tôm có chứa hàm lượng cao carbs tinh chế khiến cơ thể chúng ta hấp thụ nhanh chóng và chuyển hóa thành glucose. Trong một bát mì tôm khoảng 75g (loại phổ biến trên thị trường) có chứa khoảng 350 calo. Một bát mì trứng nấu chín (khoảng 160g) cung cấp đến 40g carbohydrate. Điều này dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao sau ăn và làm cơ thể nhanh đói, khiến người bệnh ăn nhiều hơn nên dễ gây ra béo phì, thừa cân.
2.3. Tăng nguy cơ mắc biến chứng ở người tiểu đường
Hàm lượng muối natri có trong một bát mì thậm chí cao gấp đôi lượng muối cơ bản được khuyến nghị dành cho bệnh nhân tiểu đường trong 1 ngày. Điều này làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh thận, cao huyết áp hay các bệnh lý về tim mạch.
2.4. Mì tôm làm tăng lượng đường trong máu
Mì tôm thường được chiên qua dầu ở nhiệt độ cao để tạo màu sắc đẹp mắt, nhưng quá trình này sẽ làm sản sinh ra nhiều chất béo chuyển hóa. Các chất béo này có thể làm tăng cholesterol máu và kháng lại insulin, làm tăng đột biến lượng đường trong máu và nguy cơ mắc các biến chứng như vữa xơ động mạch, các bệnh lý về tim. Ngoài ra, công đoạn chiên dầu ở nhiệt độ cao làm phân hủy chất dinh dưỡng và vitamin B trong mì tôm. Vì vậy, ăn nhiều mì tôm chỉ giúp cho bạn no chứ không có năng lượng để làm việc
2.5. Ăn nhiều mì tôm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Ngoài ra, trong mì còn có chứa nhiều thành phần phụ gia, chất bảo quản, hương vị nhân tạo khiến cho mì trở nên không tốt cho sức khỏe. Các chất bảo quản kết hợp với chất béo hydro hóa có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và gây ra khó tiêu, đặc biệt với những người bệnh tiểu đường có mắc một số bệnh mãn tính như tim, đường ruột, đường tiêu hóa.
Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế tối đa ăn mì tôm để tránh tăng đường huyết và quá trình điều trị được thuận lợi hơn. Người bệnh tiểu đường không nên ăn mì tôm quá 2 lần/tháng, lựa chọn mì và cách ăn phù hợp để hạn chế sự ảnh hưởng từ mì tôm tới lượng đường trong máu.
2. Cách ăn mì tôm hạn chếảnh hưởng tới bệnh tiểu đường
Xem thêm : Bản đồ chiến lược là gì? Các bước tạo bản đồ chiến lược
Như vậy bạn đã tìm được câu trả lời bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không, tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn ăn mì tôm thì chúng tôi sẽ gợi ý tới bạn cách ăn mì tôm cho người bệnh tiểu đường.
Liều lượng:
Người bệnh tiểu đường nên cân đối khẩu phần carbs trong mỗi bữa ăn bằng cách sử dụng cốc đo hoặc cân đo để định lượng chính xác số carbs. Người bệnh tiểu đường không nên ăn mì tôm quá 2 lần/tháng. Với người bệnh tiểu đường là nữ giới nên tiêu thụ lượng khoảng 64 – 83g mì và 128g mì tôm đối nam/ ngày. Việc cân đối lượng carbs tiêu thụ sẽ giúp kiểm soát tốt được ảnh hưởng từ cabs đến lượng đường huyết của bệnh nhân.
Thực phẩm kết hợp cùng mì tôm:
Ăn kèm các thực phẩm giàu protein
Khi ăn mì tôm, người bệnh tiểu đường nên ăn kèm với các thực phẩm giàu protein, điều này sẽ giúp giảm lượng đường trong bữa ăn và ổn định lượng đường huyết sau bữa ăn. Người bệnh có thể ăn kèm với trứng, đậu, thịt bò, thịt gà, cá, nấm. Những thực phẩm ăn kèm này sẽ hạn chế tối đa sự tăng vọt đường huyết sau khi ăn mì của bệnh nhân.
Ăn kèm nhiều rau xanh
Ăn kèm với nhiều rau xanh vừa cung cấp thêm chất xơ vừa giúp kiểm soát lượng đường huyết ở bệnh nhân. Người bệnh nên nên ăn rau trước và tỉ lệ rau với mì là 2:1.
Cách chế biến
Không nấu mì quá lâu
Mì nấu quá chín sẽ có chỉ số đường huyết cao hơn mì vừa nấu chín tới vì càng nấu lâu các phân tử đường có trong mì sẽ bị phân hủy, điều đó có nghĩa nó sẽ làm tăng cao lượng đường huyết trong máu của bạn. Ngoài ra, khi nấu quá lâu, các liên kết giữa phân tử sẽ bị phá hủy làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có của mì.
Sơ chế mì 2 lần nước trước khi ăn
Thay vì chọn cách úp mì để tiết kiệm thời gian, người bệnh tiểu đường nên sơ chế mì 2 lần trước khi bắt đầu ăn. Lần 1 sơ chế qua mì lần 1, để ráo nước và nấu chín mì lần 2. Điều này sẽ giúp loại bỏ bớt chất béo và chất dinh dưỡng không tốt cho người bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, nên sơ chế mì 2 lần trước khi ăn.
Một số lưu ý khác khi chọn mì
Khi lựa chọn mì, người bệnh tiểu đường cần đọc kỹ thành phần có trong gói mì. Mì có ít chất bảo quản và mì không chiên qua dầu sẽ tốt cho việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh hơn.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường ăn xôi nếp được không? Nên ăn bao nhiêu để an toàn?
3. Các loại mì an toàn cho sức khỏe người tiểu đường
Vậy có loại mì nào là tốt và an toàn cho sức khỏe người bệnh tiểu đường không? Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tới bạn một số loại mì ngon miệng mà vẫn đảm bảo an toàn và thân thiện với bệnh tiểu đường.
3.1. Mì kiều mạch (soba)
Mì Soba (mì kiều mạch) được làm từ các hạt kiều mạch và có nguồn gốc từ xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Mì kiều mạch có chỉ số đường huyết thấp (GI là 56 trong 50g mì soba), rất tốt cho việc kiểm soát đường huyết hơn so với các thực phẩm giàu carbohydrate khác.
Ngoài ra, trong mì kiều mạch còn có chứa hoạt chất rutin và rất giàu chất xơ giúp giảm cholesterol, có lợi cho sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Đồng thời, chất xơ và magie có trong mì kiều mạch giúp cải thiện lưu lượng máu và không ảnh hưởng lượng đường có trong máu. Chính vì vậy, mì kiều mạch là một trong những lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường hơn so với mì ăn liền đóng gói truyền thống.
3.2. Mì tảo bẹ
Mì tảo bẹ cũng là một lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường. Mì tảo bẹ chứa rất ít calo, trong 100g mì tảo bẹ chỉ có 10 calo, và cung cấp 1g carbohydrate trong mỗi khẩu phần ăn.
Đồng thời, các chất xơ có trong mì tảo bẹ giúp người bệnh tăng cảm giác no, hạn chế cảm giác thèm ăn, nhờ đó hạn chế được khẩu phần ăn và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Mì tảo bẹ không chỉ giảm nguy cơ tăng đường huyết mà còn cung cấp thêm canxi và magie giúp tăng cường sức mạnh xương khớp ở người bệnh tiểu đường.
3.3. Mì shirataki
Mì shirataki là loại mì được làm từ bột khoai mỡ. Đây là loại mì có chứa hàm lượng calo và carbs thấp, trong 100g mì shirataki chỉ có chứa khoảng 20 calo. Ngoài ra, mì shirataki còn có chứa ít chất béo và đường, giúp kiểm soát cân nặng, hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.
3.4. Mì ngũ cốc
Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn mì ngũ cốc được làm bằng ngũ cốc nguyên hạt như mì nguyên hạt, mì gạo lứt, mì nguyên cám. Mì ngũ cốc nguyên hạt có chứa vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp giảm cholesterol, tăng cảm giác no và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Đồng thời, các chất xơ có trong mì ngũ cốc có tác dụng làm chậm quá trình hấp phụ đường, giúp giảm sự tăng đường huyết sau ăn ở người bệnh tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tiểu đường có ăn được bún không?
- Bệnh tiểu đường có nên ăn miến không?
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm sữa Glucare Gold. Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Glucare Gold có hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) với chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít calo, dễ tiêu hóa, hấp thu chậm, giúp người dùng kiểm soát tốt đường huyết.
Đồng thời, Glucare Gold chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón cùng Lactium hỗ trợ giảm căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ ngon.
Hy vọng thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không sẽ giúp giải đáp được thắc mắc của bạn. Người bệnh tiểu đường có thể ăn được mì tôm, tuy nhiên nên hạn chế và chỉ ăn khoảng 1 – 2 lần/tháng. Lựa chọn một số loại mì an toàn và nên ăn kèm rau và thực phẩm chứa protein, điều này sẽ làm hạn chế sự tăng nhanh đường huyết sau ăn ở người bệnh tiểu đường. Ghé thăm trang thông tin của Glucare Gold để nhận được những thông tin hữu ích mỗi ngày về chăm sóc sức khỏe bạn nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp