Khi cơ thể bị va chạm mạnh bạn có thể bị đau, sưng tấy và kèm theo là vết tím xanh đậm xuất hiện trên da. Để giúp vết bầm nhanh chóng biến mất trong vài ngày sau khi bạn bị thương, hãy thử ngay 14 cách làm tan máu bầm được nhiều người áp dụng dưới đây.
Tổng hợp các cách làm tan máu bầm hiệu quả
Chườm đá lạnh là cách trị bầm tím nhanh nhất
Chườm đá là cách làm tan máu bầm nhanh và hiệu quả. Những người hay chơi thể thao luôn sử dụng chườm lạnh để làm giảm vết bầm tím và đau nhức nhanh chóng, bởi vì chườm đá lạnh sẽ giúp ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và dây thần kinh ở vị trí bầm tím. Từ đó sẽ giúp bạn giảm đau, giảm xung huyết tại chỗ bầm tím.
Bạn đang xem: 14 Cách làm tan máu bầm hiệu quả nhanh chóng tại nhà
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ việc cho đá viên vào một cái khăn bọc lại và chườm trực tiếp lên vết bầm tím, day đi day lại tại vết bầm tím đó là được. Thực hiện trong khoảng 15-20 phút sẽ thấy vết bầm tím sẽ bớt sưng tụ máu và giảm đau hiệu quả.
Lưu ý cách này chỉ sử dụng với những người trẻ, khỏe mạnh, không bị hạ thân nhiệt.
Quấn băng ép là cách hết bầm tím
Khi bạn tạo áp lực lên vùng bị thương, nó có thể làm giảm sưng tấy và ngăn các mạch máu bị thương bị rò rỉ, từ đó làm giảm mức độ nghiêm trọng của vết bầm tím. Vì thế nếu chưa biết bị bầm tím nên làm gì, hãy thử cách quấn băng ép bạn nhé.
Cách thực hiện:
- Dùng băng thun quấn chặt vùng bị bầm tím. Băng phải chặt nhưng không chặt đến mức gây khó chịu.
- Nên áp dụng biện pháp này trong 24 – 48 giờ đầu tiên vì đây là thời điểm tốt nhất trong việc giảm sưng và đau.
Nâng vùng bị thương lên cao
Nếu vết bầm tím xuất hiện ở vùng mà bạn có thể nâng lên như một trong các chi thì hãy nhớ nâng vết bầm lên cao hơn tim. Khi chỗ đau nằm dưới mức tim, máu sẽ dễ tụ lại hơn, dẫn đến xuất hiện nhiều vết bầm tím nghiêm trọng hơn. Nâng vùng bị thương lên cao làm tăng lưu lượng máu quay trở lại tim, giúp giảm đau và dẫn lưu chất lỏng ra khỏi vết bầm tím.
Cách làm tan máu bầm giảm sưng với kim sa (hoa cúc núi)
Nếu bạn muốn thử cách làm giảm vết bầm tím bằng thảo dược, hãy sử dụng cây kim sa. Nhiều nghiên cứu cho thấy kim sa làm giảm viêm và sưng quanh vết bầm tím cực kỳ hiệu quả. Các chuyên gia khuyên bạn nên bôi thuốc mỡ kim sa hoặc gel kim sa lên vết bầm tím nhiều lần trong ngày để loại bỏ vết bầm tím.
Xem thêm : Nên tẩy tế bào chết trước hay sau khi tắm?
Lưu ý là bạn không nên dùng thuốc mỡ có chứa kim sa để làm tan máu bầm ở vùng quanh mắt vì kem có thể là cho vùng da này bị bỏng.
Cách làm tan máu bầm bằng liên mộc (hoa chuông, hoặc hoa sẹ)
Liên mộc hay cũng được gọi là hoa chuông hoặc hoa sẹ có tác dụng giảm đau, viêm, sưng cơ, tan máu bầm, bong gân, nhiễm trùng và căng cơ. Vì thế, bạn cũng có thể thử cách làm tan vết bầm tím với liên mộc như sau:
- Ngâm một nắm lá liên mộc trong nước sôi khoảng 10 phút.
- Lau khô lá để hạ bớt nhiệt độ.
- Áp lá liên mộc trực tiếp vào khu vực bị bầm rồi dùng băng thun quấn lại.
Cách làm tan máu bầm nhanh nhất với lô hội
Lô hội (nha đam) có chứa một chất gọi là aloesin có tác dụng chống viêm, giúp giảm sắc tố tím trên da do vết bầm tím. Gel lô hội có thể thu được bằng cách chiết xuất gel từ lá lô hội. Bạn chỉ cần bôi gel này trực tiếp lên vết bầm trong 10 đến 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.
Ăn quả thơm cũng là cách làm tan máu bầm
Quả thơm có chứa bromelain – một hỗn hợp các enzyme có đặc tính chống viêm. Loại enzyme này giúp chữa lành các vết bầm tím, sưng tấy. Ăn thơm tươi sẽ giúp vết thương mau lành hơn và là cách tan máu bầm hiệu quả. Trong trường hợp bạn bị dị ứng với thơm thì nên tránh phương pháp này.
Cách làm tan máu bầm với mùi tây
Nghiền nát mùi tây và chà trực tiếp lên vết bầm cũng là cách trị bầm tím nhanh nhất. Mùi tây chứa đặc tính chống viêm có thể giúp vết bầm tím biến mất nhanh hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp dùng nha đam và mùi tây để làm tan máu bầm. Nha đam và mùi tây có tác dụng kháng sinh tốt, mau liền vết thương, giúp cho những vết bầm tím mau chóng được cải thiện, giảm bớt sưng viêm. Hãy xay nhuyễn nha đam và mùi tây rồi trộn hỗn hợp này thoa lên vùng bầm tím mỗi ngày 3 lần để giảm đau và nhanh tan máu bầm.
Thoa chiết xuất nước ép từ dâu tây
Anthocyanosides – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có nhiều trong dâu tây, có công dụng loại bỏ vết thâm bằng cách tăng cường các mao mạch. Ngoài ra, dâu tây cũng chứa lượng vitamin C cao giúp tăng cường sản sinh collagen, làm tan vết bầm nhanh và hiệu quả. Bạn có thể ép lấy nước dâu tây bôi trực tiếp lên vùng da bị thương hoặc ăn dâu tây để bổ sung vitamin C cho cơ thể.
Cách trị vết bầm tím nhanh nhất bằng nghệ
Hoạt chất curcumin trong củ nghệ có khả năng chống viêm, chữa lành vết thương, xóa sẹo, làm mờ vết thâm, giảm bầm tím. Cách làm tan máu bầm với nghệ cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần xay nhuyễn hoặc đập dập lấy nước của một củ nghệ, thoa trực tiếp nhẹ nhàng lên trên vùng da bị bầm tím. Duy trì thực hiện cách làm này trong vài ngày, bạn sẽ thấy vết bầm ngày một mờ dần đi rõ rệt.
Đắp hành tím và muối
Xem thêm : Liên hợp quốc có bao nhiêu cơ quan?
Hành củ là loại thuốc giảm đau tự nhiên. Bạn chỉ cần đắp trực tiếp một củ hành tươi đã được cắt lát trộn với muối lên vết bầm tìm. Cách làm đơn giản này giúp xóa bỏ các vết thâm tím nhanh chóng.
Lăn trứng gà luộc là một trong những cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất
Trứng gà vừa có nhiều chất dinh dưỡng cao lại có tác dụng làm giảm đau và hết bầm tím hiệu quả. Khi bị va đập ở đâu đó khiến da bạn xuất hiện các vết đau bầm tím, hãy nhanh chóng luộc một quả trứng gà rồi lăn trên vết bầm tím, chắc chắn bạn sẽ thấy hiệu quả rất nhanh.
Bổ sung thực phẩm có nhiều vitamin C
Vitamin C có công dụng xây dựng mô collagen xung quanh mạch máu trên da. Các loại rau lá xanh và trái cây họ cam quýt, cà chua, quả mọng là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Vì vậy việc bổ sung thực phẩm có nhiều vitamin C vào chế độ ăn uống chắc chắn có thể giúp bạn chữa lành vết bầm tím nhanh hơn.
Giấm táo
Giấm táo khi trộn với nước sẽ tạo thành một hỗn hợp làm tăng lưu lượng máu và hỗ trợ quá trình giảm bầm tím nhanh chóng. Thoa đều hỗn hợp này lên vùng bị bầm tím sẽ giúp máu tụ dưới da lưu thông và ngăn ngừa các đốm máu xuất hiện nhiều hơn.
Trộn đều một vài giọt giấm táo cùng 1/3 ly nước ấm, nhẹ nhàng xoa hỗn hợp này lên vết bầm. Bạn cũng có thể nhúng một miếng vải vào giấm táo và nước rồi đắp lên vết bầm.
Những lưu ý khi áp dụng các cách làm tan máu bầm dưới da
Mặc dù những cách làm tan máu bầm nêu trên được nhiều người công nhận về hiệu quả, nhưng bạn cũng cần có cách thực hiện đúng và lưu ý một số điều để đạt được kết quả như mong muốn:
- Những cách làm tan máu bầm nêu trên chỉ có tác dụng hỗ trợ, không được dùng để thay thế bất kỳ chỉ định điều trị y tế nào.
- Nên kiểm tra phản ứng dị ứng của cơ thể với các thành phần bằng cách thoa lên vùng da khác, nếu không có dấu hiệu bất thường mới thoa lên vùng da bị thương.
- Nếu chỗ bị bầm tím xuất hiện bất kỳ dấu hiệu lạ nào sau khi áp dụng những cách làm tan máu bầm nêu trên thì cần ngưng ngay lập tức.
- Nếu vết bầm xuất hiện kèm theo những dấu hiệu sau thì bạn cần phải đến bác sĩ kiểm tra: chảy mủ, sốt cao mà không rõ nguyên nhân, đau nhức hơn, sưng lên, tấy đỏ hoặc đụng nhẹ cũng đau, nóng hoặc tấy đỏ lan rộng từ vùng tím bầm.
- Nếu sau 48 giờ chỗ va đập vẫn còn đau thì bạn có thể áp dụng liệu pháp chườm nóng. Hãy nhúng khăn vào nước ấm và chườm lên vết bầm.
Như vậy Siêu Thị Y Tế đã bật mí đến bạn top 14 cách làm tan máu bầm hiệu quả nhất được nhiều người áp dụng thành công. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Xem thêm: Cây thuốc trị ngứa ngoài da hiệu quả dễ tìm
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp