1. Ô nhiễm môi trường là gì?
Trước khi tìm hiểu về hậu quả của ô nhiễm môi trường, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm ô nhiễm môi trường.
Theo khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020
Bạn đang xem: Hậu quả của ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục thế nào?
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên
Có thể hiểu đơn giản rằng ô nhiễm môi trường là những biến đổi theo chiều hướng xấu. Những biến đổi này gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra tác hại đối với sức khỏe của các sinh vật sống trên trái đất.
2. Hậu quả của ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những vấn đề về sức khỏe sau đó là gây ra các trận thiên tai do biến đổi khí hậu và sự đa dạng sinh học trong tự nhiên.
Dưới đây, chúng ta cùng phân tích 3 khía cạnh lớn khi nói đến hậu quả của ô nhiễm môi trường. Đó là ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến kinh tế.
2.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Các bệnh về đường hô hấp
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề về đường hô hấp. Không khí bị ô nhiễm có sự biến đổi lớn về thành phần. Trong đó có chứa các loại bụi mịn/siêu mịn, khí SO₂, NO₂,… không phù hợp cho quá trình hô hấp của con người.
Trẻ em và người già tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể làm giảm chức năng của phổi, nhiễm trùng đường hô hấp hay năng hơn là hen suyễn.
Dị ứng
Viêm mũi dị ứng: Gây ra bởi sự thay đổi của thời tiết, khói bụi mà đặc biệt là các loại bụi mịn cùng các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn,…
Viêm da cơ địa: Đây là bệnh mãn tính cũng có xu hướng tăng lên theo tình hình ô nhiễm không khí do đô thị hóa và công nghiệp hóa.
Ung thư
Theo nghiên cứu, 75 – 80% các ca mắc ung thư đều có liên quan đến môi trường sống và chỉ có 10% là do rối loạn bên trong cơ thể. Số liệu này chỉ ra rằng, chính những thứ chúng ta có thể kiểm soát được đang gây hại đến sức khỏe, trong đó có ô nhiễm môi trường.
Ung thư do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm: Nước chứa các kim loại nặng, thuốc trừ sâu, nước bị ô nhiễm lâu ngày chứa Asen…. Nguyên nhân này gây ra đến 90% ca ung thư tử vong tại Việt Nam.
Xem thêm : Hàng vạn người dân vào Lăng viếng Bác Hồ ngày lễ 2-9
Ô nhiễm không khí được nghiên cứu là có liên quan đến bệnh ung thư vú.Các hạt bụi mịn, khi sulfat từ khói thải xe cùng với NO₂ là nguyên nhân làm gia tăng ung thư phổi.
2.2 Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
Hiện tượng nóng lên toàn cầu
Hậu quả của ô nhiễm môi trường chủ yếu nằm ở việc nóng lên toàn cầu. Các hoạt động sản xuất như đốt nhiên liệu hóa thạch, thải khói bụi sản xuất vận tải, chặt phá rừng,… Các khí được sản sinh ra làm nhiệt độ bị giữ lại trong tầng khí quyền nên khiến nhiệt độ tăng “chóng mặt”. Hậu quả là:
Làm tan chảy băng ở 2 cực, khiến nước biển tăng cao.
Biến đổi gây ra thiên tai: lũ lụt, bão, sa mạc hóa,…
Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật sống trên trái đất.
Một số loài động vật bị tuyệt chủng
Những sự thay đổi lớn về khí hậu do hậu quả của ô nhiễm môi trường đang phá hủy sự sống của nhiều loại động thực vật. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, trong số 17.903 loài thực vật thì đã có hơn 1.550 loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Một loại động vật là bò biển đã giảm dưới mức đáng báo động là 250 con ở Đông Phi do ảnh hưởng của khai thác dầu khí và ô nhiễm niken từ quá trình này tại Thái Bình Dương. Ngoài ra còn có bào ngư ( giảm 44% do sóng nhiệt), san hô cứng ở Caribe (giảm 80% so với 1990 do hiện tượng tẩy trắng).
Đất bị xói mòn
Xói mòn đất là hiện tượng đất dễ bị rửa trôi dưới tác dụng của nước, giói, hoạt động khai thác. Hiện tượng này bắt nguồn từ hiện tượng ô nhiễm môi trường đất. Ô nhiễm làm đất bị thay đổi cấu trúc dẫn đến xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất khi có mưa lớn diễn ra.
2.3 Ảnh hưởng đến kinh tế
Mất nguồn thu từ du lịch
Đối với một số quốc gia thì du lịch được xem là ngành kinh tế tỷ đô. Tuy nhiên hậu quả của ô nhiễm môi trường đang trực tiếp gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu này. Dưới đây là một số ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến ngành du lịch:
Rác thải nhựa gây giảm mỹ quan du lịch.
Ô nhiễm không khí gây ra các vấn đề sức khỏe là nguyên nhân khiến Thái Lan bị nhiều khách du lịch quay lưng.
Ô nhiễm nguồn nước gây mất mỹ quan tại những địa điểm du lịch biển.
Giảm sản lượng nông nghiệp
Xem thêm : Phương thức đáo hạn không quay vòng là gì? Công thức tính như thế nào?
Sự biến đổi của môi trường gây ra hậu quả như:
Giảm chất lượng đất cho nông nghiệp: Hiện tượng xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất, hạn hán, lũ lụt,… Từ đó làm mất đi khả năng trồng trọt.
Thêm vào đó ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, giảm sản lượng, đột biến,…
3. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
Chúng ta đã cùng tìm hiểu những hậu quả của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, kinh tế và môi trường tự nhiên. Vậy làm cách nào để hạn chế ô nhiễm môi trường?
Câu trả lời là không thể khắc phục hoàn toàn, tuy nhiên bằng cách thực hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường sau đây, bạn có thể góp phần vào quá trình bảo vệ môi trường xung quanh
3.1 Giải pháp xử lý rác thải 3R
Giải pháp xử lý rác thải 3R chính là viết tắt của 3 từ Reduce (giảm thiểu), Reuse (Tái sử dụng), Recycle (Tái chế). Ứng dụng giải pháp này giúp bạn vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa bảo vệ tài nguyên lại còn tiết kiệm chi phí đáng kể.
3.2 Hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch
Khai thác, sử dụng nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân phổ biến gây ra ô nhiễm không khí. Sử dụng năng lượng xanh tức là các nguồn năng lượng có thể tái tạo, không gây ô nhiễm có thể trở thành xu hướng mới trong tương lai không xa.
Ưu tiên di chuyển bằng các phương tiện thân thiện với môi trường như xe đạp, xe công cộng,…
Chuyển sang sử dụng các phương tiện di chuyển sử dụng năng lượng điện.
Có thể thay thế xăng sinh học e5 thay cho xăng dầu truyền thống.
Thay thế điện gia đình bằng các nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…
3.3 Trồng cây
Phương pháp hiệu quả và đơn giản nhất để hạn chế ô nhiễm môi trường chính là trồng cây. Cây xanh có thể hấp thụ một số các chất khí độc hại từ môi trường và cải thiện chất lượng không khí. Cây còn ngăn ngừa sạt lở đất gây ra bởi lũ lụt, hạn chế ô nhiễm đất,…
3.4 Giáo dục nhận thức về hậu quả của ô nhiễm môi trường
Các lớp trẻ nên được giáo dục nhận thức về hậu quả của ô nhiễm môi trường từ sớm để nâng cao ý thức và hiểu biết về tình trạng đáng báo động này.
Đây là vấn đề cấp thiết gây ra nhiều tác hại đến nhiều khía cạnh của cuộc sống ở thế hệ mai sau. Khi nhận thức tốt về môi trường và hậu quả khi phá hoại nó thì người dân sẽ có ý thức hơn về công tác bảo vệ và thực hiện những hành động vì môi trường dù là nhỏ nhặt nhất hàng ngày.
Kết luận
Bài viết trên đây đã trình bày chi tiết về ô nhiễm môi trường, hậu quả của ô nhiễm môi trường cùng gợi ý một số biện pháp hạn chế tình trạng này.
Có thể thấy sự cấp thiết của vấn đề này cùng những hậu quả nghiêm trọng mà ô nhiễm đang gây ra cho sức khỏe, môi trường tự nhiên và kinh tế. Nhận thức đúng và đủ ngay hôm nay sẽ giúp mọi người có góc nhìn tổng quan hơn và có những hành động thiết thực hơn cho vấn đề này.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp