Bị dị ứng nên làm gì? Cách chữa dị ứng da tại nhà ai cũng nên biết

Dị ứng da do đâu?

Dị ứng da là tình trạng làn da quá mẫn cảm và bị rối loạn hàng rào bảo vệ, khiến cho da bị viêm nhiễm khi có tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng. Bên cạnh đó, dị ứng da còn liên quan tới chức năng gan hoạt động kém, khiến chất độc cặn bã trong cơ thể gây ngứa ngáy khó chịu. Để trả lời được câu hỏi dị ứng da nên làm gì, trước hết bạn cũng cần xác định được nguyên nhân gây dị ứng da do đâu nhé:

  • Viêm da tiếp xúc: Do người bệnh có tiếp xúc với các yếu tố mẫn cảm cho làn da như: Mỹ phẩm, lông thú, nấm mốc, bụi bẩn… Triệu chứng điển hình là ngứa ngáy và nổi ban đỏ trên da.

  • Dị ứng thời tiết: Thường gặp do thời tiết thay đổi khiến cơ thể không thích nghi. Cơ thể nổi mẩn đỏ, phát ban và ngứa ngáy khó chịu.

  • Dị ứng thực phẩm: Nguyên nhân do cơ thể không dung nạp thực phẩm như: Dị ứng hạt, dị ứng sữa, dị ứng với trứng…

  • Dị ứng do thuốc: Không phải mọi người đều có thể tự do sử dụng mọi loại thuốc. Nếu dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thuốc, bạn cũng dễ gặp phải những biểu hiện bất thường.

  • Dị ứng với vật nuôi: Lông hay ký sinh trùng trên vật nuôi có thể là tác nhân gây dị ứng cho chủ của chúng.

  • Dị ứng do côn trùng: Côn trùng cắn có thể là tác nhân gây dị ứng nghiêm trọng cho một số cá nhân. Những biểu hiện thường gặp khi bị dị ứng côn trùng có thể kể đến như ngứa da, sưng đau khó thở, tiêu chảy, buồn nôn và nôn,…

  • Dị ứng nấm mốc: Khi tiếp xúc hoặc thở trong không gian có nấm mốc, một số người sẽ gặp phải tình trạng dị ứng trải dài từ nhẹ đến nặng.

  • Dị ứng với thực vật: Nhựa cây hoặc các loại phấn hoa có thể là tác nhân gây dị ứng cho một số người. Do đó, bạn cũng cần lưu ý những nhóm nguyên nhân dị ứng này.

  • Một số nguyên nhân khác: Mỗi người có thể dị ứng với những thứ khác nhau, điều này phụ thuộc vào khả năng miễn dịch và cơ địa của từng cá nhân. Thế nên sẽ có những trường hợp dị ứng khá lạ lùng có thể bạn chưa từng gặp qua.

Ngoài ra, da bị dị ứng còn do mắc bệnh chàm, mề đay cấp tính và phù mạch hoặc do dùng thuốc hay mắc một số bệnh lý…

Tham khảo: Các dạng da bị dị ứng và cách phòng tránh cho cả gia đình

Bị dị ứng nên làm gì? Cách chữa dị ứng tại nhà

Vậy dị ứng da nên làm gì? Cùng tham khảo một số cách chữa dị ứng tại nhà hiệu quả dưới đây nhé:

Mẹo chữa dị ứng mẩn ngứa

Mẹo chữa dị ứng mẩn ngứa bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian tại nhà, vừa an toàn lại hiệu quả như:

  • Tắm lá chè xanh: Đun nước lá chè xanh với 3 lít nước rồi pha cùng nước mát và chút muối để tắm. Sau 3 – 5 ngày sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn giảm rõ rệt.

  • Lá khế: Thực hiện tương tự như với lá chè xanh, dùng để tắm hàng ngày giúp giảm ngứa và mẩn đỏ.

  • Nha đam: Dùng thìa cạo lấy lớp gel nha đam và đắp lên vị trí da bị mẩn ngứa khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch và lau khô. Chỉ cần thực hiện kiên trì 2 – 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Bị dị ứng ngứa khắp người nên làm gì?

Các cách chữa dị ứng da hiệu quả đối với trường hợp ngứa và nổi mẩn khắp người, trước hết cần tránh xa tác nhân gây dị ứng. Kết hợp sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống giúp điều chỉnh rối loạn chức năng. Tuy nhiên, nên đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán nguyên nhân cụ thể và có đơn thuốc phù hợp nhất. Hoặc có thể chữa dị ứng theo bài thuốc Đông Y, nhưng không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của thầy thuốc.

Viêm da tiếp xúc bị dị ứng

Mặt bị dị ứng đỏ ngứa nên làm gì?

Dị ứng da nên làm gì? Đối với dị ứng da mặt bạn có thể sử dụng các loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng kết hợp với kem dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ngăn ngừa da mặt bị dị ứng bằng baking soda. bột yến mạch, sữa chua, khổ qua để đắp mặt. Nếu có thời gian bạn có thể sử dụng lá kinh giới để xông da mặt hàng ngày giúp giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Xem thêm: Có phải viêm da tiếp xúc là bị dị ứng không?

Cách giảm ngứa khi bị dị ứng

Để giảm ngứa khi bị dị ứng trước hết bạn cần tiến hành chườm mát bằng khăn lạnh và ẩm, áp lên vị trí da khoảng 30 phút. Bên cạnh đó, chú ý tắm rửa vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, mặc quần áo chất liệu cotton mềm mịn. Bổ sung thực phẩm có tính mát như: Rau muống, rau sam, mã thầy, mướp để nấu canh… Dùng kem bôi da chỉ với mục đích giảm ngứa và nổi mẩn đỏ. Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối

Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối được nhiều người áp dụng, vừa an toàn lại hiệu quả. Nước muối có công dụng sát khuẩn, chống nhiễm trùng và làm sạch da từ sâu bên trong. Vì vậy, bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng để giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do dị ứng da. Cách làm rất đơn giản: Pha 1 thìa cà phê muối với nước và khuấy đều cho tan. Sau đó, dùng bông thấm nước lau nhẹ nhàng lên da mặt và rửa lại với nước sạch. Áp dụng 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Tham khảo: Phòng ngừa dị ứng như thế nào mới hiệu quả?

Lưu ý khi tự xử lý dị ứng da

Khi trả lời được câu hỏi dị ứng da nên làm gì, bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý khi tự xử lý dị ứng da như sau:

  • Không được tự ý dùng thuốc, nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng da.

  • Rửa sạch mặt trước khi thoa kem dưỡng ẩm.

  • Không nên lạm dụng đắp mặt nạ sẽ càng khiến tình trạng dị ứng thêm trầm trọng.

  • Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ.

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng và rượu bia.

  • Đi khám da liễu định kỳ để được bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh và tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất.

Hy vọng với những thông tin giải đáp ở trên sẽ giúp bạn viết được dị ứng da nên làm gì và có cách chữa hiệu quả nhất nhé!

>> Xem thêm:

  • Da tay bị bong tróc: Nguyên nhân và cách khắc phục

  • 4 Nguyên nhân gây ra các vết nổi mẩn đỏ trên người trẻ

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.