Gân achilles là gân lớn nhất trong cơ thể nên nối gân achilles là một phẫu thuật phức tạp. Quá trình phục hồi chức năng gân sau phẫu thuật cũng không kém phần quan trọng. Do đó, người bệnh cần tuân theo chỉ định phục hồi sau phẫu thuật đứt gân gót để nhanh chóng hồi phục và quay trở lại cuộc sống bình thường.
Phẫu thuật nối gân gót chân achilles là gì?
Phẫu thuật gót chân achilles được chỉ định cho trường hợp chấn thương nặng phần gân gót chân, phổ biến nhất là đứt gân. Đây là một phẫu thuật lớn vì gân gót chân không chỉ là phần gân lớn nhất của cơ thể mà còn tập hợp 3 nhóm gân trải dài từ bắp chân đến gót chân.
Thống kê cho thấy có khoảng 30% trường hợp đứt gân gót chân achilles dẫn đến phẫu thuật là do chấn thương trực tiếp (như té ngã) và 60 – 75% do chơi thể thao. Phẫu thuật nối gân achilles nhằm tái tổ hợp lại phần gân đứt, giúp người bệnh có thể hoạt động, đi đứng bình thường sau phẫu thuật. (1)
Hiện, có hai hình thức phẫu thuật nối gân gót chân achilles:
1. Phẫu thuật mổ hở
Bác sĩ rạch 1 đường từ 8 – 10 cm, sau đó tiến hành nối lại phần gân đứt.
- Ưu điểm: Phẫu thuật mổ hở giúp bác sĩ tránh được các dây thần kinh quanh gót chân. Hạn chế tình trạng tổn thương dây thần kinh, dễ dẫn đến biến chứng tê gót chân sau này.
- Nhược điểm: Hậu phẫu, người bệnh đau nhiều hơn. Có thể xảy ra các biến chứng như sẹo phì đại, sẹo dính gót. Người bệnh có thể sẽ cần tiếp tục làm phẫu thuật xử lý biến chứng sẹo.
2. Phẫu thuật nối gân qua da
Được chỉ định cho những vết đứt gân dưới 3 tuần, có kích thước từ 2 – 6 cm. Chống chỉ định cho người bị viêm nhiễm tại chỗ, các trường hợp gân đứt hở hoặc người có sẹo lớn tại khu vực gót chân.
- Ưu điểm: Đường mổ nhỏ, có tính thẩm mỹ, hạn chế đau sau phẫu thuật và các biến chứng sẹo của phẫu thuật mở.
- Nhược điểm: Tỷ lệ tổn thương dây thần kinh cao hơn, có khả năng bị tê bàn chân sau phẫu thuật.
Quá trình hậu phẫu và phục hồi chức năng gân gót chân diễn ra trong khoảng 12 tuần. Trong 4 – 6 tuần đầu, người bệnh sẽ được cố định gót chân bằng nẹp bột. Chương trình phục hồi chức năng được thực hiện sớm ngay sau phẫu thuật cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.
Sau 12 tuần, ca bệnh được đánh giá là điều trị và phục hồi tốt nếu:
- Người bệnh có thể tự đi lại mà không cần dùng nạng hỗ trợ
- Gót chân có thể xoay, gập, duỗi được hết biên độ chuyển động
- Người bệnh có thể đứng nhón gót bằng chân phẫu thuật
Một số biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng thường gặp sau phẫu thuật đứt gân achilles là tê chân sau mổ, phổ biến ở người bệnh phẫu thuật ít xâm lấn. Có 5,2 % người bệnh thực hiện phẫu thuật nối gân achilles ít xâm lấn gặp phải biến chứng này. Nguyên nhân là do dây thần kinh bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn nối gân qua da có đường mổ nhỏ, bác sĩ khó quan sát được đầy đủ đường đi của dây thần kinh. Vì thế, rủi ro bị tổn thương dây thần kinh quanh gót chân cao hơn so với phương pháp phẫu thuật mở khoảng 2,6 – 2,8%.
Xem thêm : Phí bảo trì đường bộ là gì? Nộp ở đâu và mức phí bao nhiêu?
Đối với phương pháp phẫu thuật mở nối lại gân achilles, đường mổ dài hơn, từ 8 – 10 cm và thời gian phẫu thuật lâu hơn. Những biến chứng có thể xảy ra gồm:
- Tổn thương phần mềm
- Nhiễm trùng vết thương sau mổ
- Sử dụng nhiều thuốc giảm đau. Điều này có thể dẫn đến biến chứng đau dạ dày, hoặc các bệnh lý liên quan đến dạ dày do tác dụng phụ của thuốc giảm đau
- Loét vết mổ do vùng gân gót là vùng khó lành, tỷ lệ xảy ra biến chứng là 10%
- Sẹo phì đại, sẹo dính hoặc sẹo co rút gây ảnh hưởng đến chức năng của gót chân; có thể cần phải phẫu thuật để xử lý biến chứng sẹo
Bất cứ phương pháp phẫu thuật nào cũng tồn tại những rủi ro nhất định. Để phòng tránh được tối đa nguy cơ, người bệnh cần tuân những chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, chú ý đến tình trạng vùng gót chân achilles sau mổ, tập vật lý trị liệu phù hợp để quá trình lành vết thương được diễn ra tốt hơn.
Vai trò của bài tập phục hồi sau phẫu thuật
Tập phục hồi sau phẫu thuật đứt gân gót đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị, giúp người bệnh mau chóng khôi phục đầy đủ chức năng của đôi chân. (2)
Gân gót chân là một phần cơ lớn nên thời gian phục hồi sau một cuộc phẫu thuật nối gân gót chân có thể kéo dài. Trong thời gian nẹp bột, cố định vùng chấn thương, người bệnh sẽ bị mất cơ bắp, giảm sút độ linh hoạt trong chuyển động. Phần gót chân cũng yếu đi khiến người bệnh khó khăn trong các di chuyển động hằng ngày sau khi tháo nẹp.
Phục hồi sau phẫu thuật nối gân achilles thông qua những bài tập vật lý trị liệu, đôi khi kết hợp với máy móc, giúp người bệnh giữ được sức mạnh tại các nhóm cơ quanh gót chân, cải thiện độ linh hoạt của gót chân. Mục đích là để giúp người bệnh có thể tự đi đứng mà không cần sự trợ giúp của nạng.
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật nối gân gót
Quá trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt gân gót nên tập trung vào việc tăng sức mạnh cho các vùng cơ lân cận như ngón chân, khớp gối. Người bệnh bắt đầu với những bài tập gồng cơ tĩnh, nhẹ nhàng. Ở tuần 6 – 8, có thể sử dụng giày tập đi không bó bột, các bài tập phục hồi chức năng sẽ tăng dần. Sau 12 tuần, người bệnh có thể xoay duỗi gót chân toàn bộ biên độ chuyển động. (3)
Giai đoạn 1: Khoảng 3 tuần đầu
Thời gian 3 tuần đầu, người bệnh được đeo nẹp bột để cố định lại vùng gót chân bị tổn thương. Đồng thời tập trung theo dõi biến chứng hậu phẫu của người bệnh và xử lý tình trạng sưng tại vị trí phẫu thuật.
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật nối gân gót trong 3 tuần đầu:
- Nẹp cố định gân gót ở 20 – 30 độ
- Tập đứng bằng nạng
Lưu ý sức khỏe cho người bệnh:
- Kê cao gót chân
- Không tỳ chân mổ xuống đất, dùng nạng hỗ trợ để tránh tái đứt gân
- Giữ vết mổ khô ráo, sạch
- Báo với bác sĩ nếu có cơn đau dữ dội tại vết mổ
Giai đoạn 2: Tuần 6 – 8
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt gân gót gồm:
- Tập các bài tập cải thiện phạm vị chuyển động của gót chân và mắt cá chân
- Tập sức mạnh cơ ở các vùng như ngón chân, khớp háng, khớp gối
- Tập đi bằng bốt tập đi: Bắt đầu bằng những bước nhỏ, bước ngang, bước xéo
- Tập giữ thăng bằng tĩnh
- Đứng/ đi lại tỳ chân
Lưu ý, người bệnh không được tự ý bỏ bốt tập đi sớm hơn chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian tập đi, chú ý không để trượt ngã, tạo áp lực lớn đến phần gót chân.
Giai đoạn 3: Tuần 8 – 12
Tăng cường độ các bài tập để gót chân đạt được khả năng chủ động gập duỗi và đi được hết biên độ chuyển động. Các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt gân gót từ tuần 8 – 12 bao gồm:
- Tập đi lại trên mặt phẳng, tăng dần tốc độ
- Tăng dần độ khó ở các bài tập phát triển các nhóm cơ ngón chân, khớp háng, khớp gối cơ trọng tâm
- Kéo giãn gân gót chân, mắt cá chân
- Các bài tập chức năng như ngồi xổm, đi lùi
- Các bài tập cải thiện sức khỏe tim mạch
Khi nào có thể hoạt động lại bình thường?
Xem thêm : HƯỚNG DẪN CÁCH XEM ĐƠN HÀNG ĐI ĐẾN ĐÂU VÀ KHI NÀO ĐẾN NƠI?
Thời gian quay trở lại cuộc sống bình thường tùy thuộc vào quá trình phục hồi của từng người bệnh, tình trạng đứt gân trước đó và phương pháp phẫu thuật của từng người bệnh. Không có một mốc thời gian chính xác cho vấn đề này. Thực hiện tốt chương trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt gân gót chân là yếu tố quan trọng quyết định về thời gian lành bệnh. (4)
Gân gót chân achilles là một nhóm gân lớn nhất, chịu trách nhiệm cho những hoạt động đi lại, chạy, bật nhảy. Ngoài ra, vùng gót chân cũng là vị trí khó lành vết thương nhất. Thời gian để người bệnh phục hồi hoàn toàn chấn thương đứt gân gót có thể kéo dài đến 1 năm. Tuy nhiên, thông thường sau 12 tuần, người bệnh đã có thể xoay duỗi gót chân đủ biên độ chuyển động, không còn cơn đau đã có thể chủ động đi dưng như bình thường, nhưng cần phải cẩn thận, nhất là hạn chế té ngã.
Giới thiệu khoa Phục hồi chức năng tại Tâm Anh
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đề cao tầm quan trọng của phục hồi chức năng trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt đối với các bệnh lý cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình.
Với mong muốn giúp người bệnh rút ngắn được thời gian điều trị, nhanh chóng quay trở về cuộc sống bình thường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đầu tư các trang thiết bị vật lý trị liệu hiện đại, đa dạng máy móc cùng với đội ngũ kỹ chuyên gia, điều dưỡng và kỹ thuật viên chuyên nghiệp, tận tâm.
Những dịch vụ vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh bao gồm:
- Phục hồi chức năng sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình: Nối gân, thay khớp, tái tạo dây chằng, phẫu thuật kết hợp xương,…
- Điều trị sau chấn thương thể thao: Bong gân, co cứng cơ, đau cơ,…
- Sau phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật lồng ngực …
- Các bệnh lý về hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…
- Bệnh lý thần kinh: liệt do tai biến mạch máu não, liệt thần kinh ngoại biên, viêm thần kinh ngoại biên, liệt VII…
- Các bệnh lý về cột sống: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống, cong vẹo cột sống, viêm cột sống…
- Các bệnh lý cơ xương khớp: thoái hóa khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, viêm điểm bám gân, hội chứng đường hầm cổ tay, viêm gân gót…
- Các bệnh văn phòng: Đau lưng, hội chứng cổ vai gáy…
- Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư, điều trị các biến chứng hoặc các tác dụng phụ do dùng thuốc chống ung thư viêm thần kinh ngoại biên, viêm da, phù bạch huyết…
- Các bệnh nhân Hồi sức tích cực
- Các bệnh lý về tim mạch
- Chăm sóc chân cho người đái tháo đường, gout, biến dạng cung chân…
- Các bệnh lý ở trẻ em: vẹo cổ do tật cơ, xơ cơ ức đòn chũm; dị tật về chân: bàn chân khoèo, bàn chân vẹo trong, vẹo ngoài …
Gân gót là một phần gân lớn, và phẫu thuật nối gân gót cũng tồn tại những rủi ro biến chứng nhất định. Vì vậy, thời gian để gân gót phục hồi hoàn toàn có thể lên đến 1 năm. Tránh tình trạng thực hiện sai bài tập vào sai thời điểm khiến bệnh nặng nề hơn. Để quá trình hồi phục chức năng gân gót đạt được hiệu quả điều trị cao, người bệnh cần đến những trung tâm y tế hoặc bệnh viện lớn có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, cũng như trang thiết bị vật lý trị liệu hiện đại.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; BS.CKII Nguyễn Xuân Thắng; ThS Trần Văn Dần; BS.CKI Đỗ Thị Hồng Ánh; BS.CKI Đào Văn Hoàn; BS.CKI, Lê Văn Tâm; BS Đặng Ngọc Minh Thùy; BS.CKI Huỳnh Hoàng Anh; BS Trịnh Thị Ngọc Lan; BS Nguyễn Đỗ Vũ; BS.CKI Cát Hồng Hà; BS Mai Thị Chi Mai; BS.CKI Trần Thị Thu Hương; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Phục hồi sau phẫu thuật đứt gân gót achilles là một phần quan trọng, giúp người bệnh nhanh lành thương, chủ động trong các hoạt động ngày thường. Người bệnh cần thực hiện đúng theo chỉ định phục hồi chức năng của bác sĩ và kỹ thuật viên.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp