Chiều 24.7, ông Phan Đình Dung, Chủ tịch UBND xã Tam Mỹ Tây (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết gia đình đang lo hậu sự cho anh L.V.P (31 tuổi, trú thôn Trung Thanh, xã Tam Mỹ Tây), người bị ong vò vẽ chích và đã tử vong trong đêm 23.7.
>>> Bị ong vò vẽ chích ngưng tim, ngưng thở: Nạn nhân đã tử vong
Bạn đang xem: Vụ tử vong do bị ong chích: Nọc ong vò vẽ có độc tố gì?
Trước đó, sáng 23.7, anh L.V.P cùng một số người đến địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để lấy tổ ong bán kiếm tiền và không may bị ong vò vẽ đốt vào vùng mặt. Nạn nhân được những người dân đi cùng đưa đến Bệnh viện đa khoa T.Ư Quảng Nam (đóng tại H.Núi Thành) cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Đình Hùng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa T.Ư Quảng Nam, cho hay trước khi đưa vào bệnh viện cấp cứu, anh L.V.P được cấp cứu tại Sư đoàn 315 (thuộc Quân khu 5, đóng tại xã Tam Nghĩa, H.Núi Thành) nhưng không thành công.
Sau đó, anh P. được đưa vào khoa Cấp cứu (Bệnh viện đa khoa T.Ư Quảng Nam) vào lúc 10 giờ 45 cùng ngày trong tình trạng sốc phản vệ, ngưng tuần hoàn, ngừng hô hấp, hồi sức.
Xem thêm : Cách làm lẩu bò nhúng mẻ cực dễ
Ngay lập tức, các bác sĩ đã xử lý theo phác đồ sốc phản vệ độ 4 do ong đốt thì thấy có mạch và huyết áp trở lại.
Sau đó, anh P. được đưa vào phòng hồi sức, được thở máy, được các bác sĩ điều trị tích cực. Tuy nhiên, bệnh nhân tiên lượng tổn thương não sau ngừng tuần hoàn.
Theo nguyện vọng của gia đình, bệnh nhân được chuyển ra Bệnh viện Đà Nẵng lúc 18 giờ cùng ngày, nhưng không qua khỏi.
Theo ông Phan Đình Dung, hoàn cảnh gia đình anh P. khó khăn. Vợ chồng không có việc làm ổn định, đang nuôi 3 đứa con nhỏ từ 4-6 tuổi nên mỗi ngày anh P. vào rừng lấy tổ ong bán kiếm tiền.
“Theo những người đi lấy ong cùng anh P. kể lại thì nạn nhân chỉ bị ong vò vẽ chích 1 mũi tại mí mắt, sau đó bị sốc phản vệ”, ông Dung nói.
Nọc ong vò vẽ rất độc
Lý giải vì sao khi bị ong vò vẽ chích sẽ gây nguy cơ tử vong nhanh, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên, Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam), khẳng định nọc của ong vò vẽ rất độc và nguy hiểm.
Một khi ai đó bị ong chích, có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ, tan máu, vỡ hồng cầu, rối loạn đông máu, tổn thương cơ, tổn thương thận nặng… Nếu không xử trí kịp thời, nạn nhân rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.
“Độc tố có trong nọc độc của ong vò vẽ gồm Melittin, Phospholipase A, B, Hyaluronidase, Histamine, Serotonin, Acetylcholine, Acide phosphatase, Apamin…. Những loại độc tố này khi vào cơ thể sẽ gây tổn thương thận, gan, hủy cơ, tán huyết, rối loạn đông máu, tổn thương phổi gây suy hô hấp…”, bác sĩ Tiên nói.
Bác sĩ Tiên cũng đưa ra lời khuyên, khi bị ong vò vẽ đốt thì phải đặt nạn nhân nằm yên, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể. Ong thường để lại kim và túi chứa nọc độc tại vị trí đốt.
Trong trường hợp vòi chích nổi lên bề mặt da, thì dùng nhíp gắp nhẹ lấy kim ra càng nhanh càng tốt, tránh chất độc gây sưng, nhức nhối nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, tránh dùng tay để lấy hoặc chà xát, đè lên vết chích bởi mũi kim dính vào da có kèm theo túi chứa nọc độc sẽ tiếp tục bơm chất độc vào, lan nhanh ra khắp cơ thể, ngấm sâu vào tế bào khiến quá trình cứu chữa khó khăn hơn.
Khi kim chứa nọc ong được gắp ra thì cần rửa vết chích bằng xà phòng hoặc nước sạch, nước ấm, dung dịch sát trùng. Ngoài ra, đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để giảm sưng, giảm đau… và cho nạn nhân uống nhiều nước để thải bớt độc tố.
Bác sĩ Tiên cũng khuyến cáo, tuyệt đối không dùng các phương pháp dân gian (vôi, ruột ong, thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược…) để bôi lên vết chích. Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
“Sau khi bị ong đốt, phải sơ cứu nhanh chóng và theo dõi biểu hiện của nạn nhân. Nếu có các dấu hiệu nặng như khó thở, nhịp tim nhanh, nổi mề đay… cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức”, bác sĩ Tiên chia sẻ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp