Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc biển báo ưu tiên qua đường hẹp có đặc điểm gì? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.
- Lời chúc Ngày Quốc tế Đàn ông 19/11 hay, ý nghĩa và chân thành nhất
- Dùng phấn rôm trẻ em thay phấn phủ được không?
- Phân biệt hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc
- Bằng lái xe B2 có thời hạn bao lâu, khi hết hạn phải làm như nào
- Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-Pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Một trong những loại biển báo mà khi thi bằng lái xe bạn phải biết đó chính là biển báo ưu tiên qua đường hẹp. Tuy nhiên do các biển báo chỉ dẫn thường na ná giống nhau, vậy làm sao để có thể phân biệt được đâu là biển báo ưu tiên qua đường hẹp. Vậy theo quy định của pháp luật thì biển báo ưu tiên qua đường hẹp có đặc điểm gì?
Bạn đang xem: Biển báo ưu tiên qua đường hẹp có đặc điểm gì?
Để có thể giải đáp thắc mắc về việc biển báo ưu tiên qua đường hẹp có đặc điểm gì?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Thông tư 31/2019/TT-BGTVT
- QCVN 41:2019/BGTVT
Quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ tại Việt Nam như thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ như sau:
– Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông,biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
- Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
- Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
- Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
– Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
- Tín hiệu xanh là được đi;
- Tín hiệu đỏ là cấm đi;
- Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
– Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
- Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
- Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
– Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
– Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
– Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.
– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.
Quy định về chấp hành báo hiệu đường bộ tại Việt Nam như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:
Xem thêm : Khối C Gồm Những Ngành Nào? Môn Nào? Các Trường Đại Học Khối C Hiện Nay
– Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
– Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
– Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
– Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
Biển báo ưu tiên qua đường hẹp có đặc điểm gì?
Theo quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTV mô tả biển số I.406 “Được ưu tiên qua đường hẹp” như sau: Có hình vuông màu xanh dương có đường viền trắng, biển có 02 mũi tên, mũi bên trái hướng xuống màu đỏ, mũi bên phải hướng lên màu trắng.
Theo quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT quy định về báo hiệu đường bộ quy định về biển số I.406 “Được ưu tiên qua đường hẹp” như sau:
– Để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông cơ giới biết mình được quyền ưu tiên đi trước trên đoạn đường hẹp, phải đặt biển số I.406 “Được ưu tiên qua đường hẹp”.
– Nếu trên hướng đi ngược chiều có xe (cơ giới hoặc thô sơ) đã đi vào phạm vi đường hẹp thì xe đi theo chiều ưu tiên cũng phải nhường đường.
– Khi đã đặt biển số I.406 thì ở chiều ngược lại bắt buộc phải đặt biển số P.132 “Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp”.
Lưu ý:
– Biển số I.406, I.408, I.409, I.410, I.417c và các biển từ biển số I.422 đến biển số I.436 được đặt ngay tại vị trí trước và sát đoạn đường cần chỉ dẫn, nếu đặt cách xa hơn phải kèm biển số S.502.
– Sau khi đặt biển số W.203 (a,b,c) nếu đường bị thu hẹp đến mức không có khả năng thông qua cho hai xe đi ngược chiều thì đặt trước vị trí thu hẹp các biển xác định quyền ưu tiên của chiều đi (biển số P.132 và biển số I.406).
Xem thêm : Xử Nữ hợp với cung nào trong tình yêu? Tính cách cung Xử Nữ trong tình cảm
– Nếu trước vị trí bị thu hẹp có đặt biển số P.132 thì phải nhường cho xe chạy ngược chiều; nếu đặt biển số I.406, thì xe được ưu tiên qua đường hẹp trước và xe ngược chiều có trách nhiệm chờ đợi.
Lỗi không chấp hành biển báo ưu tiên qua đường hẹp thì phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc phạt lỗi không chấp hành biển báo ưu tiên qua đường hẹp như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
– Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
– Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
– Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:
– Phạt từ 80.000 – 100.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Biển báo ưu tiên qua đường hẹp có đặc điểm gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.
Hãy liên hệ hotline: 0833102102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Sử dụng bằng lái xe máy giả phạt bao nhiêu tiền?
- Vượt đèn vàng phạt bao nhiêu?
- Gây tai nạn chết người nhưng không có lỗi có bị làm sao không?
- Người điều khiển xe ô tô không được sử dụng còi khi điều khiển xe trong đô thị trong các trường hợp nào?
Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp