Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là gì?

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định hôn nhân là sự xác lập mối quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn giữa nam và nữ. Bình đẳng trong hôn nhân là một trong những nguyên tắc cơ bản để định hướng tới chế độ hôn nhân tiến bộ một vợ một chồng, bình đẳng mối quan hệ gia đình. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, đồng thời quyền của phụ nữ ngày càng được đề cao. Vậy, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề bình đẳng trong hôn nhân. Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết “Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là gì?” và một vài vấn đề pháp lý có liên quan:

Đăng ký kết hôn có cần giấy khai sinh không?
Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là gì?

1. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân?

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội, được pháp luật qui định và được nhà nước bảo đảm thực hiện.

2. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là gì?

Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là: Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình là biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân.

  • Chế độ tài sản của vợ chồng

Vợ chồng bình đẳng trong thời kì hôn nhân còn thể hiện ở chế độ tài sản của vợ chồng.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ, chồng có quyền bình đẳng ngang nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản khối tài sản chung trong việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng như trong các giao dịch liên quan đến nhà ở (Điều 31); quyền sử dụng đất (Điều 34) và các bất động sản khác; những động sản mà pháp luật yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu như xe máy, ô tô…. ;những tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình (Điều 35).

Sự bình đẳng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng còn được thể hiện ở quy định vợ chồng có tài sản riêng của vợ chồng: Vợ chồng có quyền độc lập trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt riêng, có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

Tuy vậy, pháp luật vẫn đặt quyền tự do ý chí của vợ/ chồng ở vị trí cao nhất; và được tôn trọng nhất. Điều này thể hiện thông qua việc cho phép vợ, chồng có quyền thỏa thuận rất rộng về việc xác định sở hữu chung hay riêng cho một tài sản nhất định dù là trong thời kỳ hôn nhân. Bên cạnh đó, còn góp phần ngăn chặn hiện tượng hôn nhân nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng; có ý nghĩa quan trọng trong việc định đoạt tài sản.

  • Quan hệ giữa cha mẹ và con

Quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ giữa cha mẹ và con được thể hiện trên mọi mặt thể hiện qua: nghĩa vụ và quyền khai sinh, đặt tên xác định tôn giáo, dân tộc, quốc tịch chỗ ở cho con, nghĩa vụ và quyền ngang nhau cùng nhau chăm sóc nuôi dưỡng bảo vệ con, giáo dục con, đại diện cho con, quản lý định đoạt tài sản riêng của con, bồi thường thiệt hại do con gây ra.

Khi xây dựng các chế định định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, Luật chỉ dựa vào sự tồn tại của quan hệ cha-mẹ-con; không phân biệt tính chất của quan hệ đó bởi vậy nghĩa vụ và quyền của cha mẹ gắn với tư cách của cha mẹ không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con được thực hiện một cách trực tiếp và thực hiện chung bởi cha mẹ không thể ủy quyền thực hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ một cách phân tán, độc lập. Mỗi người thực hiện nghĩa vụ và quyền theo thiên chức của mình nhưng có sự hợp tác, bàn bạc thống nhất đảm bảo lợi ích cho con.

3. Bình đẳng trong hôn nhân ở xã hội hiện nay?

Những năm gần đây phong trào xây dựng gia đình văn hóa: vợ chồng bình đẳng, chung thủy thương yêu nhau chăm lo giúp đỡ nhau về mọi mặt… ở nước ta diễn ra rất tích cực. Từ thực tế chi thất số lượng gia đình văn hóa đạt tỷ lên rất cao; ở đó gia đình nhiều thế hệ sống đầm ấm hạnh phúc; vợ chồng tình nghĩa thủy chung yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau; xuất hiện những giá trị nhân văn như bình đẳng trong gia đình, trong quan hệ vợ chồng, hôn nhân cùng tiến bộ.

Hiện nay, phần lớn phụ nữ đã không chỉ quanh quẩn với bếp núc, nhà cửa mà đã rất năng động, xông pha trên nhiều lĩnh vực trong xã hội. Người chồng tạo điều kiện bằng cách chia sẻ việc nhà, tạo điều kiện để họ có thể tham gia được các công tác xã hội; phụ nữ có một vị trí xứng đáng; có tiếng nói trong gia đình, xã hội ngang hàng với nam giới.

Bên cạnh đó, trên thực tế còn nhiều gia đình áp dụng nguyên tắc bình đẳng một cách máy móc dẫn đến đi ngược lại nguyên tắc, như phân chia rành mạch, rõ ràng công việc điều này khiến vợ chồng sẽ giống hai người bạn ở chung nhà.

Vợ chồng bình đẳng trong thời kì hôn nhân là một nguyên tắc quan trọng trong xây dựng gia đình, tạo tiền đề vợ chồng củng cố tình yêu, đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình; góp phần xóa bỏ tệ nạn xã hội như bạo lực gia đình; đảm bảo trật tự xã hội.

Trên đây là toàn bộ nội dung của chúng tôi về vấn đề Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là gì? cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.