Được biết, loại bọ cánh cứng mà thương lái thu mua ở tỉnh Kon Tum có tên gọi là sâu đậu, sâu ban miêu – loại sâu này thường phá hoại đậu, bí, lúa nhưng số lượng không nhiều. Trước việc bán sâu được tiền, nhiều người dân đổ xô đi săn lùng trong đó có cả trẻ em. Lợi ích kinh tế chưa thấy đâu nhưng đã có một số trường hợp bị bỏng nặng, thậm chí tử vong vì ngộ độc từ sâu ban miêu.
Ngày 20/8, em A Ngãi (10 tuổi, trú làng Đăk Môn, xã Đăk K’roong, huyện Đắk Glei, Kom Tum) cùng 2 em khác đi vào rẫy lúa trong làng để săn bắt sâu ban miêu, đã bán được 10 nghìn đồng để chia nhau. Sau đó A Ngãi bị nóng, rát, lở loét quanh cổ và miệng, gia đình phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa Khoa khu vực Ngọc Hồi.
Bạn đang xem: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Ths.BS. Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Sâu ban miêu có tên khoa học là Cantharis vesicatoria còn gọi là manh trùng, ban manh, ban mao. Thực chất là thứ sâu có cánh cứng, màu xanh lục biếc, dài khoảng 15 – 20mm, ngang 4 – 6mm, đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Thân có 11 đốt, giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại. Phía trên 2 cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ nhạt; hoặc thân màu vàng với các điểm hay các dải ngang màu đen.
Xem thêm : Ngủ trưa có nhiều tác dụng cực tốt cho sức khoẻ mà bạn nên biết
Ngộ độc sâu ban miêu tuy gặp không nhiều nhưng rất nặng nề, tỷ lệ tử vong rất cao và gây khó khăn cho hầu hết các bác sĩ cấp cứu ban đầu khi tiếp xúc với loại ngộ độc này. Độc tố của sâu ban miêu là cantharidin, rất độc, gây hủy hoại các tổ chức, cơ quan trong cơ thể, từ dạ dày, ruột cho đến cơ, gan, thận, máu,….
Trên thế giới cho tới nay chưa có phác đồ điều trị hiệu quả, điều trị thực tế rất thay đổi và tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất hiện có cũng như khả năng hồi sức của cơ sở. Tuy nhiên theo ghi nhận từ báo chí gần đây, hầu hết các trường hợp ngộ độc sâu ban miêu đều dẫn đến tử vong.
Tại Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai trong vòng vài năm gần đây ghi nhận được gần chục trường hợp ngộ độc sâu ban miêu mức độ rất nặng. Hai trong số đó tử vong, một được cứu sống nhưng kèm theo nhiều biến chứng như suy thận, viêm phổi, viêm gan với chi phí điều trị rất nặng nề. Duy nhất một trường hợp được cứu sống.
Cũng theo BS. Nguyên, tháng 8/2016, Trung tâm Chống độc đã cấp cứu cho gia đình (ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) gồm 4 người nhập viện vì ăn sâu ban miêu. Theo lời kể của bố 2 bệnh nhân: em Trịnh Thị V.A (19 tuổi) ăn 04 con và Trịnh Thị Hà M. (05 tuổi) có ăn 01 con, loại bọ có cánh bắt ở cây ngô được rang ăn cùng 2 người khác là người chú ruột (39 tuổi) và em họ (21 tuổi).
Xem thêm : Làm thế nào khi bị bí tiểu sau mổ?
Các bệnh nhân sau ăn khoảng 20 – 30 phút xuất hiện đau rát cổ họng, đau bụng, nôn mửa, nôn ra dịch máu, đại tiện phân lỏng. Gia đình cho các bệnh nhân vào bệnh viện tỉnh Thanh Hóa, phát hiện bệnh nhân có kèm theo suy thận, toan chuyển hóa nên đã chuyển ra Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai.
Các chuyên gia khuyến cáo: Sâu và bọ xít có nhiều loài khác nhau, trong đó nhiều loài có chất độc. Thông tin y học về độc tính của các loài sâu, bọ xít hiện nay còn ít. Trong đó có rất ít loài sâu, bọ xít được khoa học chứng minh là an toàn để ăn.
Để phòng tránh ngộ độc, bên cạnh một vài dạng sâu đã được biết rõ ràng có thể dùng làm thực phẩm (ví dụ nhộng tằm), người dân tuyệt đối không được sử dụng bọ xít và sâu làm thực phẩm hoặc cho vào vị thuốc dù chế biến bằng bất kỳ cách nào. Nếu phải đi bắt sâu, người dân chú ý sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động, tránh tiếp xúc trực tiếp với da, đặc biệt là mắt./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp