Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng hiện nay thực trạng về tình trạng bóc lột trẻ em đang được diễn ra rất phổ biến, số lượng các vụ án liên quan đến bóc lột trẻ em liên tục tăng. Điều này rất quan ngại vì trẻ em là một thế hệ ươm mầm khi không được bảo vệ thì sau này rất khó tiến tới một xã hội tốt đẹp.
Chính vì để bảo vệ trẻ em các quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam đều quan tâm chú trọng đưa ra những quy định pháp luật chặt chẽ đến quyền lợi của trẻ. Để tìm hiểu sâu hơn về hành vi như thế nào gọi là bóc lột trẻ em, từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ em – thế hệ tươi sáng cho tương lai, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Bạn đang xem: Bóc lột trẻ em là gì? Các hình thức bóc lột và biện pháp chống bóc lột trẻ em?
* Cơ sở pháp lý
– Luật trẻ em năm 2016;
– Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9-5-2017.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Bóc lột trẻ em là gì?
1.1. Khái niệm
Theo quy định tại Điều 4 Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm Mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi”.
Có thể thấy Luật trẻ em năm 2016 đã quy định khái niệm này rất rõ, dẫn chiếu đến Bộ luật Lao động, bắt trẻ em lao dộng, trình diễn…. và các hành vi khác nhằm trục lợi là hình thức bóc lột trả em
1.2. Thực trạng bóc lột trẻ em hiện nay
Theo số liệu mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra, hiện cả nước có khoảng 26.000 trẻ em đang phải làm việc nặng nhọc, bươn chải để kiếm sống (nhiều người cho rằng con số này có thể cao hơn). Đa số các em đều thuộc diện gia đình đói nghèo, từ nông thôn ra và làm việc không phù hợp với độ tuổi, chủ yếu trong các ngành: Dịch vụ ăn uống, làng nghề, khu vui chơi giải trí, khai thác đá, cơ sở may… với mức tiền công rẻ mạt và phải làm việc quá giờ quy định.
Không ít em phải lao động trong môi trường độc hại, không được trả lương xứng đáng, không được chăm sóc khám sức khỏe, không được đi học, vui chơi giải trí như bạn bè cùng trang lứa… Do phải tham gia lao động kiếm sống từ sớm, các em đối mặt với những rủi ro bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, bị lạm dụng sức lao động, thậm chí nhiều em bị ngược đãi, đánh đập…
Đặc biệt, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức sử dụng lao động trẻ em trá hình, nhiều cách bóc lột sức lao động trẻ em tinh vi; mặc dù trong các em có người tự nguyện lao động vì hoàn cảnh gia đình nhưng cũng có không ít bị lừa gạt, lôi kéo. Nhiều trường hợp còn có sự “thỏa thuận” giữa chủ cơ sở và gia đình các em.
– Bóc lột trẻ em – “Child exploitation“.
Child exploitation is an act of forcing a child to work in contravention of the law on labor; performing or producing pornographic products; organizing and supporting tourism activities for the purpose of child sexual abuse; giving, receiving or supplying children for prostitution and other acts that use children for self-seeking.
2. Các hình thức bóc lột trẻ em:
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9-5-2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em. Theo đó, trẻ em bị bóc lột dưới các hình thức được quy định như sau:
Xem thêm : Thủ tục nhập hộ khẩu cho con muộn có bị phạt không?
“1. Trẻ em bị bắt buộc tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động.
2. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm.
3. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục; bị cho, nhận hoặc cung cấp để hoạt động mại dâm.
4. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật.
5. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác.”
Từ quy định trên, ta có thể xác định trẻ em bị bóc lột dưới các hình thức sau:
– Thứ nhất: bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động.
Pháp luật lao động quy định rõ trẻ em được làm những công việc gì, thời gian làm việc như thế nào, quyền lợi hợp pháp trẻ được nhận khi lao động là gì. Nếu vi phạm những quy định đó mặc nhiên là đã thực hiện hành vi bóc lột trẻ em.
– Thứ hai: Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm.
– Thứ ba: Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục; bị cho, nhận hoặc cung cấp để hoạt động mại dâm.
– Thứ tư: Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật.
– Thứ năm: Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác.
3. Xử lý đối với hành vi bóc lột trẻ em:
Trước hết ở mức độ vi phạm nhẹ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính
Vi phạm ở mức độ nặng hơn sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015:
Xem thêm : Kinh nghiệm đi Thảo Cầm Viên – công viên có nhiều góc SỐNG ẢO cực mê
“Người nào sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều trẻ em;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng”.
4. Biện pháp chống bóc lột trẻ em:
Một số biện pháp chống bóc lột trẻ em:
– Thứ nhất: Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng dân cư, có sự phối hợp chặt chẽ để quản lý tốt và hiệu quả hơn các cơ sở sản xuất kinh doanh, có thuê lao động trẻ em, như: Có trách nhiệm liên hệ với cơ sở có uy tín, tạo điều kiện cho các em được học nghề, sau đó có việc làm phù hợp với sức khỏe của mình…
Cần tăng cường phát hiện, có các biện pháp ngăn chặn, xử lý thích hợp với những cá nhân, tổ chức có hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế, lợi dụng trẻ em đi lang thang… để trục lợi.
– Thứ hai: Từ mỗi gia đình, cần tìm hiểu kỹ về những cơ sở thuê các em, tạo mối quan hệ, sợi dây liên kết với chính quyền sở tại để luôn nắm được thông tin, giúp các em tránh được những hình thức bóc lột sức lao động.
Nhưng trên hết, mỗi người trong xã hội phải yêu thương và bảo vệ trẻ em thì hoạt động ngăn chặn bóc lột lao động trẻ em mới hiệu quả hơn.
– Thứ ba: Chúng ta nên hướng nhiều hơn đến việc xây dựng pháp luật. Ngoài việc nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cần bổ sung quy định không cho phép trẻ em tham gia lao động trong môi trường không phù hợp với trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần, cả từ góc độ pháp lý và đạo lý.
Xây dựng quy định pháp lý về lao động trẻ em không nên sa đà vào quy định nghề gì, công việc gì thì nghiêm cấm hoặc được sử dụng có điều kiện. Muốn pháp luật bao quát, không bỏ sót và tránh “lách luật”, cần quy định những tiêu chí cụ thể về những tác động của công việc đối với trẻ em. Tức là lấy trẻ em làm chủ thể để đánh giá tác động.
– Thứ tư: Chúng ta không chỉ thực hiện các biện pháp chống bóc lột trong nước mà phải có sự hợp tác quốc tế để ngăn chặn bóc lột trẻ em, phối hợp tốt với các tổ chức quốc tế liên quan đến bảo vệ trẻ em như UNICEF. Bằng việc thực hiện phương pháp tiếp cận toàn diện để bảo vệ trẻ em Việt Nam, UNICEF đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc đảm bảo đầy đủ các dịch vụ ngăn chặn, nhận biết và can thiệp sớm trong buôn bán người và bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại, chuyển tiếp nạn nhân tới các cơ sở hỗ trợ và phục hồi chức năng.
Để bảo vệ trẻ em tốt hơn trong thời đại công nghệ số, UNICEF phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp, chính phủ và các bên liên quan khác để hướng dẫn thực hành kinh doanh có trách nhiệm và xây dựng chính sách hiệu quả hơn nhằm mang lại lợi ích cho trẻ em, phù hợp với Quyền của trẻ em và Nguyên tắc kinh doanh của UNICEF.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp