Bằng phương pháp lịch sử cụ thể, bám sát thực tiễn xã hội thuộc địa, Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như ở các nước tư bản phương Tây. Các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều, nhưng đều chung một số phận mất nước, giữa họ vẫn có sự tương đồng lớn : dù là địa chủ hay nông dân, họ đều chịu chung số phận là người nô lệ mất nước.
Nếu như mâu thuẫn chủ yếu ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, thì mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân. Nó quy định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở các nước thuộc địa.
Bạn đang xem: Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
Xem thêm : Bà bầu ăn cóc được không và ăn thế nào mới đúng?
Dưới tác động của các chính sách khai thác kinh tế, bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất, cùng với những chính sách cai trị của chủ nghĩa đế quốc, mỗi giai cấp ở thuộc địa có địa vị kinh tế, thái độ chính trị khác nhau, thậm chí có lợi ích phát triển ngược chiều nhau, hình thành nhiều mâu thuẫn đan xen nhau, nhưng nổi lên mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với đế quốc xâm lược và tay sai của chúng. Do vậy, “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”1.
Hồ Chí Minh phân tích xã hội Đông Dương: Ấn Độ hay Trung Quốc, xét “về mặt cấu trúc kinh tế, không giống các xã hội phương Tây thời Trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây”. Do mâu thuẫn chủ yếu khác nhau, tính chất cuộc đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa cũng khác nhau. Nếu như ở các nước tư bản chủ yếu phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp, thì ở các nước thuộc địa trước hết lại phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp