Không ít những gia tộc giàu có Việt Nam được nhiều người biết đến, danh giá và quyền lực ở nhiều lĩnh vực tạo tiếng vang lừng lẫy. Điển hình có thể kể đến các gia tộc Lý Quí, Nguyễn Lân, Johnathan Nguyễn, Phạm Nhật Vượng…

Gia tộc Lý Quí

Lý Quí là một trong những gia tộc giàu có Việt Nam và lâu đời bậc nhất Sài Thành. Gia tộc giàu có Việt Nam này sở hữu khối tài sản kếch xù cùng với chuỗi nhà hàng, quán cà phê như Ciao, Terrace, Maxim’s Nam An, An Viên, Fly Cupcake Garden… hay đại trung tâm nội thất Nhà Xinh đều là sở hữu hoặc đã từng của gia tộc Lý Quí.

Nói đến gia tộc giàu có Việt Nam Lý Quí không thể không nhắc tới Lý Quí Trung – “ông hoàng phở” – là người sáng lập chuỗi cửa hàng Phở 24 năm 2003 cùng với đó là “xuất khẩu” phở Việt ra nước ngoài bằng việc mở hệ thống các nhà hàng món ăn Việt tại Australia.

Doanh nhân Lý Quí Trung sinh năm 1966. Cha ông là nhà báo Chánh Trinh từng giữ chức Bộ trưởng Thông tin vào thời Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga – nữ doanh nhân kì cựu và là chủ nhà hàng Thanh Niên mở cửa từ 30 năm tại trung tâm Quận 1.

gia-toc-giau-co-viet-nam-1

Vào năm 1985, sau khi trượt đại học, ông xin làm nhân viên phục vụ tại khách sạn. Xuất phát từ vị trí nhỏ, ông không ngần ngại làm tất cả những công việc vất vả. Dù con đường học tập bị gián đoạn nhưng ông chưa từng bỏ ý chí học hành hành vì thế vừa đi làm ông vừa tiếp tục theo học các lớp bồi dưỡng kiến thức.

Được sự giúp đỡ của một vị khách nước ngoài giúp ông được bảo lãnh sang Úc để học tiếng Anh vào năm 1990. Năm 1993, ông tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản trị nhà hàng, khách sạn tại Đại học Western Sydney. Tiếp tục học tập, 1 năm sau ông lấy được bằng thạc sĩ du lịch tại trường Đại học Griffith. Năm 2003, ông Lý Quí Trung nhận học vị tiến sĩ hàm thị chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Mỹ. Năm 2009 ông được phong hàm giáo sư tại Đại học Griffith và trở thành người châu Á đầu tiên.

Năm 1995 ông Trung trở về Việt Nam nắm giữ nhiều chức vụ cao trong các công ty kinh doanh thuộc lĩnh vực khách sạn và thực phẩm. Sau sự thành công vực dậy của khách sạn Saigon Star, ông đã cùng gia đình thành lập tập đoàn An Nam Group. Cùng niềm đam mê ẩm thực được di truyền từ người mẹ và tình yêu ẩm thực nước nhà, trải qua nhiều thử thách thương hiệu Phở 24 được ra đời với hơn 60 cửa hàng có mặt tại khắp các thành phố lớn trong nước và “xuất khẩu” ra các nước bạn như: Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Australia… Sau đó tiếp nối thành công, ông Trung mở thêm 2 nhà hàng món Việt cao cấp tại Sydney (Úc). Chưa hết, ông Trung còn là nhà sáng lập thương hiệu nội thất Nhà Xinh trực thuộc tập đoàn AKA Furniture Group. Ngoài ra ông Lý Quí Trung còn tham gia giảng dạy, viết sách và diễn thuyết trên nhiều lĩnh vực. Nhờ tài năng và học vấn của mình, ông Lý Quí Trung được biết tới là một trong những cá nhân xuất chúng của gia tộc giàu có Việt Nam Lý Quí – người đã tiếp nối và phát huy thành công truyền thống kinh doanh và khiến khối tài sản của gia tộc giàu có Việt Nam ngày càng tăng thêm.

Nhà thiết kế Lý Quí Khánh chính là “hoàng tử bé” của gia tộc giàu có Việt Nam này. Lý Quí Khánh từng tiết lộ rằng, anh lớn lên trong 1 gia đình đáng tự hào và anh được thừa hưởng những tinh hoa của gia đình. Những ca sĩ nổi tiếng như Tuấn Ngọc, Quang Vinh… đều là những khách mời biểu diễn thường xuyên tại các buổi tiệc gia đình của nhà Lý Quí.

gia-toc-giau-co-viet-nam-2

Gia tộc giàu có Việt Nam trí thức Nguyễn Lân

Một gia tộc giàu có Việt Nam vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam là gia đình của cố giáo sư – nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân với cả 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Một gia đình đại trí thức tại Việt Nam, họ đã xây đắp nên hình mẫu một đại gia đình hiếu học, tài hoa, chuẩn mực. Dù theo đuổi các chuyên ngành khác nhau, song cả 8 người con – 7 trai 1 gái – của cố giáo sư Nguyễn Lân đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo và thầy thuốc.

gia-toc-giau-co-viet-nam-3

Giáo sư Nguyễn Lân (1906 -2003) là nhà giáo và nhà biên soạn từ điển người Việt Nam. Ông đã cống hiến trọn đời mình cho nền giáo dục Việt Nam và là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường sư phạm ở Việt Nam. Nhờ đức độ của ông Nguyễn Lân – bà Nguyễn Thị Tề mà đại gia đình lớn của ông bà (với gần 60 người) luôn giữ được nền nếp gia phong. Hiếm khi ông bà nặng lời với các con, chỉ một lần giáo sư Nguyễn Lân đánh con là khi người con cả Nguyễn Lân Tuất nghịch ngợm cắt cụt tóc của chị giúp việc. Sau này, khi các con đã có gia đình riêng, ông khuyên giải “không nên đánh con, vì đánh hay mạt sát bọn trẻ đều thể hiện sự bất lực của mình. Phải khuyên giải cho chúng thấy được điều hay lẽ phải”.

Các con của ông đều là những giáo sư, nhà khoa học vô cùng nổi tiếng tại Việt Nam: Giáo sư – tiến sĩ khoa học – nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất (người con cả của giáo sư Nguyễn Lân): Người Việt Nam đầu tiên được cựu tổng thống Nga Vladimir Putin phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga năm 2001. Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (người con thứ hai): Nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Giáo sư – tiến sĩ – nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng (người con thứ ba): Một trong những nhà khoa học đầu ngành vi sinh vật học, chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học; đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII. Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Lân Cường (người con thứ tư): Nghiên cứu viên cao cấp, chuyên gia đầu đàn của bộ môn cổ nhân học; Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, giảng viên Khoa Lịch sử – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Giảng viên chính Nguyễn Lân Hùng (người con thứ năm): Tổng Thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam, giảng viên chính Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng (người con thứ sáu): Giảng viên Bộ môn Hệ thống điện – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Giáo sư – tiến sĩ – thầy thuốc nhân dân Nguyễn Lân Việt (người con thứ bảy): Viện trưởng Viện Tim mạch, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội. Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Lân Trung (người con út): Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Nhờ đức độ của ông Nguyễn Lân và bà Nguyễn Thị Tề vợ ông mà đại gia tộc giàu có Việt Nam với gần 60 người luôn giữ được nền nếp, gia phong, trên kính dưới nhường, anh em yêu quý nhau. Không chỉ có 8 người con ruột là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ mà nhiều con rể, con dâu cũng là những nhà trí thức có uy tín. Dù công tác ở lĩnh vực nào, họ đều là những người có thành tựu nhất định, đóng góp cho sự phát triển xã hội.

Gia tộc giàu có Việt Nam Johnathan

Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn được giới kinh doanh đặt biệt danh là “vua hàng hiệu”, bởi ông là người đưa hầu hết các thương hiệu xa xỉ của nước ngoài về Việt Nam. Góp sức cùng vị doanh nhân phát triển và tiếp quản IPPG là vợ và 8 người con. Trong đó, có 6 người (3 trai, 3 gái) là con chung của ông với vợ đầu tại Philippines, bao gồm: Henry Nguyễn, Louis Nguyễn, Phillip Nguyễn, con gái Stephanie Nguyễn, Anh Nguyễn và Jennifer Nguyễn. Hai người còn lại là Tiên Nguyễn và Hiếu Nguyễn, con chung của vị tỷ phú với vợ hiện tại – cựu diễn viên Lê Hồng Thuỷ Tiên.

gia-toc-giau-co-viet-nam-4

Công ty Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group) là một biểu tượng điển hình của doanh nghiệp mà có 100% vốn sở hữu đều thuộc quyền sở hữu của các thành viên trong gia đình. Điều đó có nghĩa là trong Hội đồng thành viên cùng với Ban lãnh đạo hiện tại của công ty cũng chỉ có 4 thành viên là ông Johnathan Hạnh Nguyễn với vai chủ tịch đội đồng với vốn sở hữu chỉ 1%, Vợ ông bà Lê Hồng Thủy Tiên với vai trò Tổng Giám Đốc điều hành sở hữu 59% vốn sở hữu cùng với hai người con trai là Louis Nguyễn (Chồng diễn viên nổi tiếng Tăng Thanh Hà) và Phillip Nguyễn giữ vị trí phó tổng giám đốc.

Với hơn 35 năm hoạt động tại Việt Nam, IPP hiện sở hữu hơn 17 công ty thành viên và 18 công ty liên kết trong mảng kinh doanh dịch vụ hàng không, ẩm thực, quảng cáo, du lịch, trung tâm thương mại và mảng kinh doanh nổi bật nhất của IPP chính là ngành hàng hiệu thời trang và kinh doanh hàng hóa miễn thuế. Có thể nói IPP dưới sự lãnh đạo của Johnathan Hạnh Nguyễn đã nắm giữ nhiều hàng hiệu hàng đầu Việt Nam, như nắm giữ 70% thương hiệu cao cấp về thời trang và mỹ phẩm nổi tiếng Rolex, Burberry, D&G, Versace,…

Ngoài lĩnh vực về thời trang và thẩm mỹ, IPP còn quản lý các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất Việt Nam như: Bánh Mì Kẹp, Burger King, Popeyes, Domino Pizza,…

IPP sở hữu 24 cửa hàng kinh doanh dịch vụ hàng không và các cửa hàng bán lẻ miễn thuế. IPP còn là đối tác lớn nhất của 4 cửa hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, Johnathan Hạnh Nguyễn còn đầu tư vào lĩnh vực trung tâm thương mại, IPP là chủ sở hữu của hai trung tâm lớn bậc nhất tại TPHCM, Hà Nội. Tập đoàn chi 25 triệu USD để đầu tư vào Rex Arcade tại TPHCM, khu mua sắm đầu tiên của TPHCM năm 2010; đầu tư hơn 45 triệu USD để tân trang và cải thiện Tràng Tiền Plaza (Hà Nội) vào năm 2013.

Mới nhất, IPP bắt đầu lấn sân sang các dịch vụ công nghệ, thành lập thêm IPPG Tech chuyên phân phối và trung tâm bảo hành các sản phẩm công nghê. Điển hình là IPP sẽ trở thành hệ thống cửa hàng APR (Apple Premium Reseller – đại lý cấp 1) của Apple tại Việt Nam.

Xuất thân từ Thanh tra tài chính của Boeing Subcontractors Hoa Kỳ và Tổng đại diện của Philippines Airlines tại Đông Dương, Johnathan Hạnh Nguyễn với IPP group tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực hàng không. Thông qua các công ty con, IPP group nắm giữ 43% vốn sở hữu của Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco). Với thân là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Sasco, Johnathan Hạnh Nguyễn thông qua phương án tạm ứng cổ tức lần một bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%. Với tỷ lệ này, các cổ đông Sasco sẽ nhận được 800 đồng tiền mặt trên mỗi cổ phiếu SAS. Tờ trình cũng dự đoán rằng sẽ có 199 tỷ để chia cổ tức đợi hai với tỷ lệ 14.9%.

Với tổng sở hữu hơn 60.4 triệu cổ phiếu SAS, ước tính nhóm cổ đông liên quan tới IPP group sẽ nhận hơn 140 tỷ đồng đợt 2 chia cổ tức trong năm nay của Sasco.

Gia tộc giàu có Việt Nam Phạm Nhật Vượng

Ông Phạm Nhật Vượng sinh tháng 8/1968 trong một gia đình nghèo cùng với 3 người anh em nữa. Cha ông từng là sĩ quan phòng không miền Bắc còn mẹ bán hàng rong.

Phạm Nhật Vượng được xem là vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó.

gia-toc-giau-co-viet-nam-5

Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes vinh danh lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ, cho đến tháng 3 năm 2014 là 1,6 tỷ USD.

Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, đồng thời có trong top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.

Hành trình khởi nghiệp được ông Vượng chia sẻ lại như sau:

Theo đó, năm 1987, nhờ thành tích xuất sắc về toán học, ông Vượng đã giành được một suất học bổng du học tại Matxcơva. Tại đây, ông học về chuyên ngành kinh tế và địa chất ở Học viện địa chất Matxcơva.

Ông khởi nghiệp với việc mở một cửa hàng ăn tại nhà số 5, cao tốc Aminevskoe, nơi có nhiều người Việt sinh sống vào những năm 1990.

Sau khi kết hôn, ông chuyển tới thành phố Kharkov, tiếp tục vay 10.000 USD và đến Kiev, mở một cửa hàng ăn khác lấy tên Việt Nam Thăng Long.

Đến ngày 8/8/1993, ông lập thương hiệu Mivina và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền sau khi vay 10.000 USD từ những người bạn Việt Nam và tiếp tục vay Ngân hàng châu u để mở rộng sản xuất sang các sản phẩm khác như rau thơm khô đóng gói, bột khoai tây, soup, …

Sự xuất hiện của mì “Mivina” vào năm 1995 rất đúng thời điểm nên nhanh chóng trở nên phổ biến ở đất nước Ukraine.

Chỉ trong vòng một năm, Phạm Nhật Vượng đã bán được 1 triệu gói mì. Đến năm 2004, mức tiêu thụ mì Mivina ở Ukraine đạt mức cao kỷ lục, 97% người tiêu dùng sử dụng loại sản phẩm này. Thương hiệu Mivina sau đó trở thành tên gọi chung cho tất cả đồ ăn nhanh ở Ukraine. Năm 2010, tập đoàn Nestle của Thụy Sỹ đã chi 150 triệu USD để mua lại công ty Technocom – một công ty hàng đầu trong lĩnh vực đồ ăn nhanh của Ukraine do ông Phạm Nhật Vượng thành lập năm 1993.

Thời điểm này, Technocom có hai nhà máy ở Kharkov với doanh thu lên tới 100 triệu USD/năm. Technocom có 1.900 nhân viên, sản phẩm của công ty này được xuất sang 20 quốc gia, trong đó có Nga, các nước Baltic, Đức, Hungary, Israel, Ba Lan và Romania.

Những năm 1997 – 1998, ông Vượng chia sẻ chỉ nghĩ kiếm được 2 triệu USD sẽ ngừng kinh doanh về hưu, nhưng không dừng ở đó, ông quyết định về nước làm ăn.

Năm 2000, song song với việc điều hành công việc kinh doanh ở Ukraine, ông Vượng mở 2 công ty tại Việt Nam. Ông bắt đầu thu lợi nhuận từ các doanh nghiệp Ukraine đầu tư bất động sản ở Việt Nam sau khi thành lập Vinpearl năm 2000 và Vingroup vào năm 2002.

Năm 2007, Vingroup niêm yết trên sàn chứng khoán và hiện là một trong 5 công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Theo đánh giá của tờ Forbes, tài sản của ông vào tháng 8/2015 đạt 1,65 tỷ USD, số vốn hóa công ty Vingroup đạt 3 tỷ USD. Ông trở thành tỷ phú USD đầu tiên ở Việt Nam và liên tục nằm trong danh sách các tỷ phú do Forbes bình chọn.

Năm 2018: Vingroup cũng khiến giới kinh doanh xe hơi ngạc nhiên cho ra mắt dòng xe mang thương hiệu Vinfast ra mắt tháng 10/2018. Dù là một doanh nghiệp xe hơi non trẻ nhưng Vinfast khiến giới thị trường ngạc nhiên tại Triển lãm Paris Motor Show tại Pháp. Ngoài ra, ông còn cho ra mắt mẫu điện thoại thông minh mang thương hiệu Vinsmart.

Trên đây là 4 gia tộc giàu có Việt Nam nổi bật nhất về nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn.