1. Thực hiện pháp luật là gì?
Thực hiện pháp luật là hành vi của một chủ thể (bao gồm hành động hoặc không hành động) tiến hành, phù hợp với những quy định và yêu cầu của pháp luật. Có nghĩa là, những hành vi ấy không trái pháp luật và không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật quy định.
2. Thực hiện pháp luật có những hình thức nào?
Thực hiện pháp luật bao gồm 04 hình thức sau:
Bạn đang xem: Các hình thức thực hiện pháp luật theo thứ tự như thế nào?
Sử dụng pháp luật: Các chủ thể pháp luật có thể sử dụng hay không sử dụng các quyền mà luật pháp cho phép. Ví dụ: công dân có quyền đi du lịch trong nước, ra nước ngoài hoặc di chuyển từ nước ngoài về Việt Nam theo quy định. Điểm đặc biệt của hình thức thực hiện pháp luật này là chủ thể có thể thực hiện hay không thực hiện quyền mà pháp luật cho phép.
Xem thêm : Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây?
Tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật theo cách thụ động. Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật. Ví dụ như không nhận hối lộ, không vận chuyển chất ma tuý, không thực hiện các hành vi lừa đảo, không lái xe sau khi uống rượu bia…
Thi hành pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật theo hướng chủ động. Chủ thể pháp luật phải chủ động thực hiện một hành động nhất định theo quy định của pháp luật. Ví dụ: thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích…
Áp dụng pháp luật: Là hình thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào quy định của pháp luật để ra các quyết định, xử lý những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Xem thêm : Hướng dẫn xin giấy xác nhận dân sự online mới nhất
Việc phân chia 04 hình thức thực hiện pháp luật nêu trên chỉ có tính chất tương đối, bởi trong thực tế các hình thức thực hiện pháp luật này không tồn tại riêng lẻ mà thường được tiến hành đồng thời, kết hợp cùng nhau.
Hình thức này bao gồm hình thức khác khi các chủ thể thực thi quyền, nghĩa vụ của mình trong từng mối quan hệ pháp luật.
3. Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào?
Các hình thức thực hiện pháp luật được phân biệt dựa trên những yếu tố sau:
Tuân thủ pháp luật Thi hành pháp luật Sử dụng pháp luật Áp dụng pháp luật Bản chất Là hoạt động thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng không hành động một hành vi nào đó Là việc chủ thể pháp luật hành động một hành vi nào đó theo hướng chủ động và tích cực Là hoạt động thực hiện pháp luật bằng cách hành động hoặc không hành động một hành vi cụ thể Là việc những cơ quan có thẩm quyền dựa vào pháp luật để điều chỉnh, giải quyết những hành vi sai trái, trong khuôn khổ trách nhiệm quyền hạn của mình Chủ thể thực hiện Mọi chủ thể pháp luật Mọi chủ thể pháp luật Mọi chủ thể pháp luật Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền Hình thức thể hiện Thường là hình thức cấm đoán một hành vi cụ thể nào đó Thường được thể hiện dưới hình thức bắt buộc thực hiện Thể hiện ở mọi loại quy phạm khác nhau Thường được thể hiện theo hình thức quy phạm trao quyền. Tính bắt buộc Bắt buộc thực hiện Bắt buộc thực hiện Không bắt buộc.Chủ thể tự thực hiện theo mong muốn của mình Bắt buộc thực hiện
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp