Xem thêm : Cháo tôm nấu với rau gì ngon? 10 cách nấu cháo tôm ngon, bổ dưỡng
Chuyên gia Nguyễn Thy Nga: Kế hoạch hướng tới mục tiêu Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số tập trung chỉ đạo, điều phối các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc các chương trình, Chiến lược của Quốc gia về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Ông đánh giá thế nào về vai trò động lực và tác động tạo nên phương thức tăng trưởng mới của kinh tế số, đặc biệt là đối với Việt Nam?
GS Trần Thọ Đạt: Về lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp nào cũng mở ra một giai đoạn phát triển mới của xã hội loại người. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội thông qua sự phát triển mạnh mẽ mang tính gắn kết giữa các công nghệ số hóa và dữ liệu, từ đó xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng các hình thức kinh doanh mới, tạo nên sự thay đổi to lớn, nhanh chóng và sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội. Xu hướng số hóa nền kinh tế và các hoạt động xã hội đang diễn ra rất nhanh ở nhiều quốc gia, đặc biệt tại một số nước đi đầu và các nước đang phát triển. Vai trò động lực và tác động của kinh tế số trong việc hình thành nên một phương thức tăng trưởng mới thể hiện ở sự xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới và xóa mờ đường biên giới địa lý, các mô hình kinh doanh mới với cốt lõi là tổ chức và phương thức hoạt động dựa trên ứng dụng công nghệ số. Hơn nữa, công nghệ kỹ thuật số phát triển đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng năng suất và hiệu quả, kết quả là kinh tế số ngày càng có vai trò quan trọng trong tổng sản phẩm quốc gia của các nước. Ngân hàng Thế giới đã nhận định kinh tế số sẽ là tương lai phát triển của nhiều nước. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong quá trình phục hồi hậu COVID-19 đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, nước nào tận dụng thành công cơ hội phát triển kinh tế số sẽ tạo lợi thế cạnh tranh để bứt phá, vươn lên mạnh mẽ.
Bạn đang xem: Nguồn lực và động lực tăng trưởng của Việt Nam: Kinh tế số – Từ chính sách ra cuộc sống
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp