Hiên nay, nhiều cặp nam nữ đã chung sống với nhau như vợ chồng nhưng vẫn chưa đăng ký kết hôn.
Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật, hôn nhân chỉ chính thức bắt đầu từ thời điểm hai bên đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bạn đang xem: Đăng ký kết hôn muộn có bị phạt không?
Vậy, đăng ký kết hôn muộn có bị phạt không? Mức phạt đăng ký kết hôn muộn là bao nhiêu?
Tại bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề đăng ký kết hôn muộn có bị phạt không?
1. Đăng ký kết hôn muộn có bị phạt không?
Căn cứ Điều 8, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hai bên nam nữ chỉ cần đủ điều kiện kết hôn theo quy định về độ tuổi; hai bên tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn thì có thể tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hiện nay, pháp luật hiện hành không đưa ra một mốc thời gian nhất định bắt buộc các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
Do vậy, sau khi tổ chức đám cưới theo phong tục tập quán, nếu các bên không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn ngay hoặc thậm chí dự định không đăng ký kết hôn cũng sẽ không bị xử phạt.
2. Tại sao đăng ký kết hôn muộn không bị xử phạt
Hôn nhân là vấn đề gắn liền với thân nhân của mỗi người.
Xem thêm : Đăng ký tài khoản ngân hàng online cho người dưới 18 tuổi có được không
Trong quan hệ hôn nhân, sự tự nguyện luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu.
Nếu các bên không tự nguyện gắn bó, ràng buộc bản thân trong một cuộc hôn nhân hợp pháp thì cuộc hôn nhân không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không thể đạt được.
Khi đó, thủ tục đăng ký kết hôn cũng sẽ không còn mang trọn vẹn ý nghĩa ban đầu.
Hơn nữa, đối với các bên nam nữ, quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ hôn nhân được xem là mối quan hệ trọng tâm.
Về mặt tinh thần, các bên có nghĩa vụ chung thủy, tôn trọng, yêu thương lẫn nhau,…
Về mặt vật chất, các bên có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc định đoạt tài sản chung, tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình,…
Với khung pháp lý hiện nay, quyền và lợi ích chính đáng của vợ/chồng chỉ được bảo vệ một cách triệt để khi các bên đã xác lập một quan hệ hôn nhân hợp pháp.
Vậy, nếu hai bên nam nữ chung sống như vợ chồng sau ngày 3/1/1987 mà không thực hiện đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật công nhận, không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng.
Do đó, các bên sẽ gặp nhiều bất lợi khi thực hiện một số thủ tục liên quan đến khai sinh cho con, phân chia tài sản, quyền thừa kế,…
Chẳng hạn, trường hợp các bên chấm dứt việc chung sống như vợ chồng, quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của hai bên sẽ được giải quyết theo thỏa thuận.
Trường hợp không có thỏa thuận thì khi có yêu cầu, Tòa án giải quyết theo quy định chung của bộ luật dân sự chứ không được áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn như trường hợp tồn tại hôn nhân hợp pháp.
Như vậy, việc đăng ký kết hôn là quyền lợi của cá nhân, không được xem là nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước.
Pháp luật chỉ can thiệp khi việc kết hôn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của người thứ ba, xâm phạm đến những giá trị đạo đức, văn hóa xã hội.
Do đó, việc đăng ký kết hôn muộn sẽ không bị xử phạt.
3. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trên đây là toàn bộ lời tư vấn của chúng tôi về vấn đề đăng ký kết hôn muộn có bị phạt không.
Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài Tư vấn kết hôn trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.
Trân trọng./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp