Các tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam đang đồng thời tồn tại 6 tổ chức chính trị – xã hội, trong đó mỗi tổ chức sẽ dành cho những nhóm đối tượng và thực hiện những nhiệm vụ, chức năng nhất định. Bài viết dưới đây của ACC về Các tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

I. Khái niệm về tổ chức chính trị – xã hội

Tổ chức chính trị – xã hội được hiểu là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên mà những thành viên đó là đại diện cho một lực lượng nhất định trong xã hội để tham gia vào việc thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa đến chính trị nhưng các hoạt động này đều không hướng tới mục đích giành chính quyền.

>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Đoàn thể chính trị xã hội là gì? Những điều cần biết hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Đoàn thể chính trị xã hội là gì? Những điều cần biết

II. Các tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam

Căn cứ theo quy mộ và tính chất hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội mà các tổ chức này sẽ thường hay tồn tại và hoạt động bên cạnh các tổ chức chính trị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hiện nay, tất cả các tổ chức chính trị – xã hội thường hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, hình thành cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được phân chia thành nhiều cấp để hoạt động trong phạm vi cả nước.

Hầu hết các tổ chức chính trị – xã hội đều có điều lệ hoạt động riêng của tổ chức mình.

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đây là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động;

Ngoài ra, công đoàn tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Hội nông dân Việt Nam

Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị – xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

5. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.

6. Hội cựu chiến binh Việt Nam

Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một đoàn thể chính trị – xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội.

Các tổ chức chính trị – xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Các tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

III. Mọi người cũng hỏi

1. Các tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam là gì?

– Các tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, và nhiều tổ chức xã hội và nghề nghiệp khác.

2. Chức năng chính của các tổ chức chính trị xã hội là gì?

– Các tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam tham gia vào việc quản lý và điều hành các hoạt động xã hội, kinh tế, và chính trị trong nước. Đặc biệt, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò quyết định trong việc lãnh đạo quốc gia và phát triển chính trị và kinh tế.

3. Làm thế nào các tổ chức chính trị xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam?

– Các tổ chức chính trị xã hội có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam thông qua việc quyết định chính trị, phát triển kinh tế, và xây dựng chính trị xã hội. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách và quyết định quốc gia, từ lĩnh vực giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.