1. Trường giáo dưỡng là gì?
Trường giáo dưỡng là nơi tập trung những trẻ vị thành niên từ 12 tới dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật cần được giáo dục đặc biệt khi chưa cần thiết áp dụng hình phạt. Nhưng do yếu tố thân nhân, tính chất của hành vi phạm tội và hoàn cảnh sống của trẻ em đó thấy cần phải đưa vào trường giáo dưỡng.
Đó sẽ là nơi dành cho những người phạm tội trong độ tuổi chưa thành niên. Đây là biện pháp xử lý hành chính áp dụng khi hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại điều 92 của luật này dành cho những trẻ em tuổi tuổi vị thành niên phạm tội cố ý hoặc vô ý nhưng chưa cần thiết để áp dụng hình phạt. Mục đích đưa những trẻ em phạm tội vào trường giáo dưỡng nhằm trang bị văn hóa, sinh hoạt, lao động và học nghề dưới sự giáo dục và quản lý của nhà trường.
Bạn đang xem: Trường giáo dưỡng là gì? Giáo dục tại trường giáo dưỡng?
Về bản chất pháp lý, đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp Tư pháp ngoài các hình phạt do Tòa án áp dụng cho người phạm tội, theo quy định của Bộ luật hình sự. Trường giáo dưỡng là nơi dành cho những người vi phạm pháp luật về an ninh, an toàn xã hội và trật tự áp dụng đối với người chưa thành niên nhưng chưa phải là tội phạm với hình thức xử lý hành chính theo Luật của Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, chỉ có những trẻ em phạm tội mà không cần áp dụng hình phạt, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hay những trẻ em vi phạm phát luật hành chính mới đủ điều kiện vào trường giáo dưỡng. Còn những trẻ em hư hỏng chưa phạm tội sẽ không đủ điều kiện theo quy định để vào trường giáo dưỡng theo luật. Trường hợp trẻ em nước ngoài phạm tôi không áp dụng hình thức này ở Việt Nam.
2. Giáo dục tại trường giáo dưỡng:
Điều 96 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định giáo dục tại trường giáo dưỡng
“Điều 96. Giáo dục tại trường giáo dưỡng
1. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
2. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.”
Biện pháp này được áp dụng đối với tất cả những người dưới 18 tuổi phạm tội mà không phải chịu hình phạt tù có thời hạn, có nhân thân và môi trường sống không tốt. . Trong gia đình có bố, mẹ hoặc anh, chi, em là người có tiền án hoặc thường xuyên vi phạm pháp luật; bạn bè của người dưới 18 tuổi phạm tội có nhân thân không tốt, đã ảnh hưởng xấu đến lối sống của họ; bản thân người dưới 18 tuổi phạm tội không có chỗ học tập, lao động, sinh hoạt không ổn định, đã sơm có lối sống không lành mạnh.
Xem thêm : Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Người lao động được nghỉ từ thứ 5 tới
Theo Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 2015, Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được Nhà nước thành lập để giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc có những vi phạm pháp luật khác. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp nghiêm khắc hơn biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, được áp dụng khi môi trường xã hội mà người chưa thành niên sinh sống không có các điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, cải tạo họ như gia đình có người thân vi phạm pháp luật hoặc có tiền án hoặc người chưa thành niên sống bụi đời, lang thang…. Tuy biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bắt buộc người dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu sự quản lý chặt chẽ, phải cách ly khỏi xã hội nhưng tại đây, họ được học văn hóa, học nghề, được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trường tổ chức; được rèn luyện và cải tạo lối sống trước đây của mình để trở thành công dân có ý thức pháp luật. Họ không bị giam giữ như trong trường hợp áp dụng hình phạt tù.
Kết luận: như vậy chúng ta thấy trường giáo dưỡng đó là nơi chấp hành biện pháp tư pháp hoặc quyết định xử lí hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật để giáo dục, giúp họ học tập, rèn luyện, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ để trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lí, giáo dục đạo đức, pháp luật, dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và tổ chức lao động cho học sinh phù hợp với các lứa tuổi, nhằm giúp họ học tập, rèn luyện tiến bộ, phát triển lành mạnh, có khả năng sống hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng.
3. Trình tự thủ tục đưa vào trường giáo dưỡng:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì khi đưa người vào trường giáo dưỡng cần thiết phải tuân theo trình tự quy định tại Điều 12 Nghị định 02/2014/NĐ- CP như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm:
– Quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
– Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
– Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
Xem thêm : 4 Điều quan trọng khi muốn gửi xe qua đêm tại sân bay Tân Sơn Nhất
– Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
– Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp này (nếu có);
– Tài liệu khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (nếu có).
Bước 2: Đưa người vào trường giáo dưỡng
Các bên tổ chức giao, nhận người vào trường giáo dưỡng. Khi giao, nhận người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải lập biên bản theo quy định của pháp luật với đầy đủ các thông tin của người được đưa vào trường giáo dưỡng
Trường giáo dưỡng phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ và lập biên bản ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc giao, nhận. Như vậy thông qua những trình tự thủ tục chúng tôi đưa ra như trên, theo đó khi đưa một người nào đó vào trường giáo dưỡng cần phải có đầy đủ hồ sơ và theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.
Theo đó, chúng ta có thể thấy việc thực hiện quy định của pháp luật quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được giao ngay cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và trường giáo dưỡng nơi giáo dục họ. TĐiều này nhằm mục đích để có thể bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi phạm tội và chủ yếu là giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội, Bộ luật hình sự 2015 quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
bên cạnh đó có thể thấy việc áp dụng biện pháp biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng nói riêng, các biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là một trong những điểm mới nổi bật của Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể, thể hiện rõ chính sách nhân đạo của Nhà nước ta, tăng tính hướng thiện trong chính sách xử lý hình sự, nhất là đối với đối tượng cần bảo vệ đặc biệt là người dưới 18 tuổi. Trường hợp đối với mỗi biện pháp giám sát, giáo dục, pháp luật hiện hành đề ra trình tự, thủ tục áp dụng riêng, quyết định áp dụng từng biện pháp cũng thể hiện các nội dung khác nhau.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ luật hình sự 2015.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp