Các tuyến đường vận tải đường biển Việt Nam – Quốc Tế vô cùng đa dạng, bao gồm Châu Á, Châu Âu và cả châu Mỹ. Nhiều đơn vị có nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển nhưng lại không hiểu rõ đặc điểm của các tuyến đường này.
Ngay sau đây, hãy cùng ALS tìm hiểu chi tiết thông tin về các tuyến đường vận tải đường biển Quốc Tế – Việt Nam.
Bạn đang xem: Các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của Việt Nam
I. Đường biển quốc tế
Đường biển quốc tế (hay đường hàng hải quốc tế) là tuyến đường vận tải biển kết nối các quốc gia, khu vực hoặc các vùng trên toàn cầu với nhau. Hiểu một cách đơn giản, đường biển quốc tế là hệ thống mạng lưới tuyến đường biển trải dài khắp các đại dương và biển, liên kết các cảng biển và điểm đến trên toàn thế giới.
Đường biển quốc tế có thể hình thành từ tự nhiên hoặc thông qua sự can thiệp của con người. Các tuyến đường biển tự nhiên được tạo ra bởi môi trường tự nhiên, bao gồm những đại dương, biển, eo biển và vùng nước sông hợp lưu. Ngoài ra, con người cũng đã can thiệp vào đường biển quốc tế bằng cách xây dựng các cảng biển, kênh đào, và hạ tầng giao thông liên quan khác.
Đường biển quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương hàng hóa, thúc đẩy thương mại quốc tế và phát triển kinh tế. Cung cấp phương tiện vận chuyển nhanh chóng, tiết kiệm; đặc biệt là đối với những hàng hóa lớn và nặng giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới.
II. Các tuyến đường vận tải đường biển Việt Nam – Quốc tế
Các tuyến đường vận tải đường biển Việt Nam – Quốc tế bao gồm:
1. Tuyến đường biển từ Việt Nam sang châu Âu
Đây là một tuyến đường rất dài và có nhiều chặng. Sau khi rời bờ biển Đông, tuyến đường này thông qua các điểm dừng chân như Singapore để nạp nhiên liệu và hoàn tất các thủ tục cần thiết. Sau đó sẽ đi qua quần đảo Malaysia và tiến vào biển Ấn Độ Dương, trước khi đến Biển Đỏ.
Sau đó, tàu sẽ đi qua kênh đào Suez, một con đường quan trọng để vượt qua đất liền và tiếp tục hướng về vùng Địa Trung Hải. Từ đây, tàu có thể đi đến nhiều quốc gia châu Âu như Pháp, Ý, Bulgaria… Ngoài ra, tùy thuộc vào đường đi cụ thể, tàu có thể đi qua eo Istanbul để đến các cảng ở Costanza, Varna và Odessa; hoặc đi qua eo Gibraltar để tiếp tục đến các nước Bắc Âu; hoặc đi qua kênh Kiel để vào vùng biển Baltic và đến cảng ở Đức, Phần Lan, Ba Lan, Thụy Điển.
2. Tuyến đường biển Việt Nam – Châu Mỹ
Đây là một trong các tuyến đường vận tải đường biển Việt Nam – Quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và giao thương hàng hoá.
Từ Việt Nam sang châu Mỹ có ba tuyến đường hàng hải quốc tế bao gồm:
- Tuyến đường đi qua kênh đào Suez: Bắt đầu từ Việt Nam, đi qua eo Singapore và eo Malacca. Sau đó qua eo Sri Lanka (Ấn Độ Dương), tiếp tục vào biển Hồng Hải, đi qua kênh đào Suez, vượt qua biển Địa Trung Hải, eo Gibraltar và cuối cùng đến châu Mỹ. Tuyến đường này có chi phí cao khi đi qua kênh đào Suez, nhưng nằm gần bờ nên khả năng xử lý sự cố nhanh chóng. Mùa hè từ tháng 6 đến 9 có thể gặp mưa, gió mạnh và bão.
- Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng (The Cape of Good Hope): Độ dài của tuyến đường biển này khoảng hơn 12.000 hải lý tùy thuộc vào địa điểm cụ thể đi đến. Với tuyến đường biển Việt Nam – Châu Mỹ qua mũi Hảo Vọng này, các tàu từ Việt Nam sẽ đi tới Indonesia và cắt ngang qua eo Jakarta, vượt Ấn Độ Dương đến mũi Hảo Vọng thuộc Nam Phi. Sau đó, các tàu sẽ tiếp tục đi qua Đại Tây Dương để đến Đông Mỹ hoặc vùng Trung Mỹ, vùng biển Ca-ri-bê và ngược lại. Tuyến đường này ít có tàu thuyền, do đó có chi phí thấp. Tuy nhiên lại cách xa bờ nên khó có cơ hội nạp nhiên liệu hoặc giải quyết sự cố nhanh chóng.
- Tuyến đường đi qua kênh Panama: Độ dài của tuyến đường biển từ Việt Nam sang Châu Mỹ qua kênh đào Panama dài khoảng 10.000 hải lý. Với địa điểm đến là Cuba, độ dài quãng đường là 10.850 hải lý. Chạy từ Việt Nam qua Philippines, đi qua Thái Bình Dương đến kênh đào Panama và vượt qua quả đồi cao 26m trên mực nước biển để đến các cảng ở Cuba hoặc các quốc gia Trung Mỹ. Đây là tuyến đường biển ngắn nhất trong ba tuyến, đơn giản hơn và có phí qua kênh thấp. Thời tiết trên tuyến đường qua kênh Panama thuận lợi.
III. Tuyến đường biển Việt Nam – Hồng Kông – Nhật Bản
Tuyến đường biển từ Việt Nam qua Hồng Kông và Nhật Bản là một trong các tuyến đường vận tải đường biển Việt Nam – Quốc Tế quan trọng. Và cũng đóng vai trò rất lớn đối với khu vực châu Á.
Thời tiết trên biển Hồng Kông có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Có dòng hải lưu ổn định và thủy triều đều, không ảnh hưởng nhiều đến việc di chuyển của tàu. Tuy nhiên, khi đi lên phía Bắc sẽ chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Mùa hè có xuất hiện mưa vào tháng 6 – 7 và bão vào tháng 11 – tháng 3 năm sau. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường có sương mù.
Xem thêm : Rong nho có tác dụng gì? Hướng dẫn cách ăn & bảo quản rong nho đúng cách
Vùng biển Nhật Bản cũng chịu tác động từ gió mùa Đông Bắc. Trong mùa hè, gió bão có thể xuất hiện vào tháng 8 – 9. Ngoài ra, biển Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng bởi hai dòng hải lưu và chế độ nhật chiều, với biên độ dao động khoảng 2m.
Khi vận hành và lập kế hoạch cho việc di chuyển tàu, hàng hoá, các yếu tố về thời tiết được xem xét và tĩnh toán rất kỹ lưỡng để đảm bảo độ an toàn và hiệu suất của suốt hành trình.
Các tuyến đường vận tải đường biển Việt Nam – Quốc Tế có vai trò to lớn và hoạt động sôi nổi, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu mỗi năm tăng trưởng ổn định. Từ đó mang đến doanh thu cho doanh nghiệp, góp phần cho sự phát triển của đất nước. Mong rằng những chia sẻ của ALS, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vai trò cũng như các tuyến đường vận tải đường biển Việt Nam – Quốc Tế.
IV. Tìm hiểu các tuyến đường biển trên thế giới trọng yếu nổi bật nhất
- Tuyến Châu Âu – Nam Mỹ
- Tuyến Tây Âu – Mỹ – Canada
- Tuyến Nhật – Mỹ – Canada
- Tuyến Châu Âu – Mỹ – Nhật, Indonexia
- Tuyến Châu Âu – Úc, Niudilan
- Tuyến Tây Âu – Châu Phi
- Tuyến Tây Âu, Bắc Âu – Mỹ
- Tuyến Viễn Đông – Vùng Ấn Độ Dương,…
V. Các tuyến vận chuyển đường biển nội địa ở nước ta
– Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Bắc Nam là một tuyến vận chuyển đường biển nội địa lớn nhất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam, đi qua các cảng biển lớn nhỏ của hai miền.
– Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Nam Trung là tuyến vận tải biển của các cảng từ Trung vào Nam.
– Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Bắc Trung là tuyến vận tải biển từ các cảng ở miền Trung đỗ dài ra Bắc.
– Một vài tuyến vận chuyển đường biển nội địa nhỏ khác như tuyến Tp. HCM- Cần Thơ,Tp. HCM – Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. HCM – Hà Nội… những tuyến nhỏ này được hình thành nhầm đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.
Quy mô hệ thống cảng biển Việt Nam
Hiện nay, nước ta có 45 cảng biển. Trong đó, có 2 cảng biển loại I (cảng biển đặc biệt), 11 cảng biển loại I, 7 cảng biển loại II, 14 cảng biển loại III.
Theo tin https://vneconomy.vn/ trong năm 2022 sẽ có 10 bến cảng mới được đưa vào hoạt động năng tổng số bến cảng là 296. Các bến cảng được bổ sung gồm:
- Bến cảng Nosco – cảng biển Quảng Ninh
- Bến cảng tổng hợp Long sơn – cảng biển Nghi Sơn, Thanh Hóa
- Bến cảng xăng dầu Hải Hà – Quảng Trị
- Bến cảng dầu khí quốc tế Pacific Petro – Tiền Giang
- Bến cảng Tân cảng Giao Long – Bến Tre
- Bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 2 – Trà Vinh
- Bến cảng Cái Mép Gemadept – Terminal Link và Tổng hợp Cái Mép – Vũng Tàu
- Bến cảng VIMC Đình Vũ và bến cảng chuyên dùng FGG – Hải Phòng.
Bên cạnh đó, theo quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030 thì hệ thống cảng biển nước ta được chia thành 6 nhóm. Cụ thể:
Source: internet
Mong rằng với các thông tin mà ALS vừa chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ được những đặc điểm, cũng như vai trò quan trọng của đường biển quốc tế (đường hàng hải quốc tế) của Việt Nam hiện nay.
Quý bạn đọc quan tâm thêm về những xu hướng và các tin tức về thị trường Logistics mới nhất, có thể theo dõi bản tin Logistics được update trên website của ALS hàng tuần.
𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬 Email: contact@als.com.vnHotline: 1900 3133Website: https://als.com.vn/Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp