Cách chống say xe hiệu quả nhất luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm khi di chuyển bằng xe. Khi bị say xe, cảm giác khó chịu và mệt mỏi có thể làm giảm sự thoải mái trong hành trình. Tuy nhiên, đừng lo lắng! Có nhiều cách hiệu quả để chống say xe và giúp bạn an tâm khi di chuyển. VNPAY sẽ chia sẻ đến các bạn 12 cách chống say xe phổ biến nhất mà bạn có thể áp dụng ngay bây giờ!
- Có hơn 3,5 triệu người theo dõi, Youtuber kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng?
- Công dụng chữa bệnh không ngờ từ hoa đu đủ đực
- Quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động
- Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
- Top 10 cách làm mắt hết sưng hiệu quả tại nhà
1. Lựa chọn vị trí ngồi trên xe phù hợp
Trong các biện pháp chống say xe theo kinh nghiệm đi xe khách của nhiều người, lựa chọn vị trí nghề ngồi phù hợp là phương pháp tốt nhất. Hãy chọn vị trí ở phần trước hoặc trên cùng của xe để có tầm nhìn tốt và giảm sự lay động. Tránh ngồi ở phần sau xe, nơi có chuyển động mạnh.
Bạn đang xem: 12 cách chống say xe hiệu quả nhất, an tâm di chuyển
Làm gì để không bị say xe
Khi di chuyển bằng xe khách, người mang thai và lớn tuổi nên được ưu tiên ngồi hàng ghế trước. Nếu có trẻ em đi cùng, ba mẹ có thể đặt ghế trước hoặc giữa. Đây là những vị trí ổn định, thoải mái, tránh làm tăng cảm giác chóng mặt.
>>>> Đọc Thêm: Kinh nghiệm đi xe giường nằm an toàn và không bị say
2. Đeo khẩu trang và dùng thêm chanh, quýt
Đầu tiên, đeo khẩu trang giúp ngăn chặn việc hít phải những mùi không dễ chịu trong xe, như mùi xăng, mùi nước hoa, hay mùi khó chịu từ hành khách khác. Những mùi này có thể kích thích các giác quan và gây ra cảm giác buồn nôn và chóng mặt. Khẩu trang cũng có khả năng giữ ẩm và giảm cảm giác khô mũi và họng khi hít thở.
Đeo khẩu trang giúp ngăn chặn các mùi lạ gây tình trạng say xe (Nguồn ảnh: Internet)
Các cô dì thường bỏ vỏ cam, quýt vào khẩu trang như một mẹo chữa say xe hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách nằng bằng cách tận dụng vỏ cam, quýt không dùng đến hoặc tinh dầu của hai loại trái này để giảm cảm giác buồn nôn. Vì cam, quýt chứa nhiều hợp chất như d-limonene khi hít thở những hương thơm từ vỏ, hợp chất này sẽ tiếp xúc với hệ thần kinh mũi. Điều này giúp làm giảm cảm giác chóng mặt, làm dịu tinh thần và ổn định hệ tiêu hóa.
3. Không đọc sách báo, xem phim trên xe
Một trong các cách chống say xe hiệu quả nhất khi đi ô tô là không nên đọc sách, báo hay xem phim. Việc tập trung vào việc đọc hoặc xem trong khi di chuyển có thể gây mất cân bằng giữa thị giác và giác quan cảm giác. Điều này tạo ra một sự mâu thuẫn giữa các thông tin nhận thức từ mắt và các dấu hiệu chuyển động từ hệ thần kinh.
Hạn chế đọc sách, báo trong lúc di chuyển trên xe (Nguồn ảnh: Internet)
Khi mắt tập trung vào chữ trên sách, báo hoặc màn hình điện tử, não bộ của chúng ta sẽ nhận những tín hiệu liên quan đến việc đọc và xử lý thông tin văn bản. Tuy nhiên, hệ thần kinh vận động trong tai và các giác quan cảm giác khác cũng đồng thời gửi các dấu hiệu chuyển động đến não. Sự mâu thuẫn giữa hai loại thông tin này có thể gây ra xung đột và dẫn đến triệu chứng say xe, như cảm giác buồn nôn, chóng mặt và mất cân bằng.
4. Ăn nhẹ và ngủ đủ giấc trước khi khởi hành
Việc ăn nhẹ và ngủ đủ giấc trước khi lên xe di chuyển là một trong những cách hiệu quả để chống say xe. Bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng, như trái cây tươi, bánh mì nguyên hạt, sữa chua hay sữa đậu nành. Những loại thức ăn này cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách nhẹ nhàng mà không gây áp lực quá lớn cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
Thêm nữa, khi ta thiếu ngủ, cơ thể trở nên mệt mỏi và hệ thần kinh bị ảnh hưởng, gây ra cảm giác chóng mặt và dễ mệt mỏi khi đi xe. Hãy đi ngủ sớm, không thức khuya và ngủ đủ giấc trước khi lên đường để cơ thể được nạp đầy năng lượng và tinh thần sảng khoái trước khi lên đường.
Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm nhẹ, no lâu trước khi di chuyển (Nguồn ảnh: Internet)
5. Ưu tiên hít thở không khí trong lành
Một mẹo chữa say xe khác là ngồi ghế gần cửa sổ. Khi ta đi xe, đặc biệt là trong không gian hạn chế như trong ô tô, đôi khi bạn sẽ bị thiếu không khí gây cảm giác chóng mặt. Vì vậy, bạn có thể mở cửa sổ hoặc sử dụng hệ thống thông gió để tăng cường lưu thông không khí trong xe. Hít thở nhiều không khí trong lành giúp cung cấp oxy tươi mới cho cơ thể, cải thiện quá trình hô hấp và giúp tinh thần tỉnh táo hơn.
Nên ngồi gần cửa sổ để hít thở nhiều không khí trong lành (Nguồn ảnh: Internet)
6. Tránh các thực phẩm khó tiêu
Một cách chống say xe hiệu quả nhất khác là tránh các thực phẩm gây khó tiêu. Khi ăn các loại thực phẩm khó tiêu, đường ruột có thể bị kích thích mạnh, gây ra cảm giác khó chịu và có thể góp phần vào việc gây mất cân bằng trong cơ thể, tăng nguy cơ bị say xe. Các bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm nhiều chất béo: Thức ăn chứa nhiều chất béo như đồ chiên, thịt nướng mỡ, các loại đồ ngọt có thể tạo áp lực lên dạ dày và đường ruột, gây ra cảm giác khó tiêu.
- Thực phẩm cay nóng: Thức ăn có mức độ cay nóng cao như ớt, tiêu, tỏi, hành, gia vị cay có thể gây kích thích dạ dày và tăng cường tiết axit dạ dày, gây ra cảm giác khó chịu và có thể dẫn đến say xe.
- Thức ăn giàu chất xơ: Các thực phẩm giàu chất xơ như hành, tỏi, cải xoăn, bắp cải, cà rốt có thể tạo ra lượng khí trong ruột nhiều hơn, gây ra cảm giác đầy bụng và khó tiêu.
- Thức ăn có mùi hương mạnh: Các loại thức ăn có mùi hương mạnh như hành, tỏi, cá hồi, mực, tôm, mắm có thể gây kích thích mạnh mẽ cho hệ tiêu hóa và gây ra cảm giác mệt mỏi và chóng mặt.
Thay vào đó, bạn nên chọn những loại thức ăn đồ uống nhẹ, vừa đảm bảo đầy đủ chất, vừa giúp bạn hạn chế mệt mỏi khi di chuyển.
Tránh ăn các món nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh sẽ khiến bạn dễ bị đầy bụng (Nguồn ảnh: Internet)
7. Sử dụng dấm táo
Giấm táo được cho là có tác dụng hỗ trợ trong việc chống say xe. Giấm táo chứa axit axetic, có khả năng làm giảm cảm giác buồn nôn và mệt mỏi do say xe. Sau khi ăn, bạn có thể pha loãng 1 thìa giấm táo với nước ấm hoặc nước trà để giảm độ chua và uống từ từ. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm chứa giấm táo, như kẹo giấm táo hoặc viên giấm táo nhai.
Uống một lượng nhỏ giấm táo giúp ổn định hệ tiêu hóa của bạn (Nguồn ảnh: Internet)
8. Ngủ khi di chuyển trên xe
Một cách chống say xe không cần thuốc có hiệu quả cao là ngủ khi di chuyển trên xe. Khi bạn đang ngủ, não bộ không nhận được những tín hiệu xung đột từ các giác quan như thị giác và cảm giác vận động. Lúc này toàn bộ các dây thần kinh vận động và giác quan đều được nghỉ ngơi.
Điều này giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi, những yếu tố có thể làm gia tăng khả năng bị say xe. Vì vậy, thay vì đè nén cảm giác nôn nao trong người, bạn có thể ngủ trong tư thế thoải mái để thần kinh và cơ thể được thả lỏng. Nếu bạn di chuyển bằng xe khách, vì ghế có thể hơi chật chội nên bạn hãy nghiêng ghế về phía sau để dễ ngủ hơn nhé.
9. Sử dụng gừng
Gừng có tác dụng hỗ trợ trong việc chống say xe nhờ vào khả năng làm giảm cảm giác buồn nôn và đau bụng. Gừng chứa chất gingerol, một chất chống viêm và chống oxy hóa tự nhiên, có thể làm giảm sự kích thích của dạ dày và hệ tiêu hóa. Đối với cách chống say xe bằng gừng, bạn có thể sử dụng gừng tươi, gừng khô hoặc sản phẩm như kẹo, trà, nước gừng để giúp chống say xe.
Bạn có thể ngậm một vài lát gừng tươi hoặc kẹo gừng trong lúc di chuyển (Nguồn ảnh: Internet)
10. Dùng thuốc say xe
Xem thêm : Chi phí cho 1 lần sàng lọc phôi
Nếu những phương pháp trên không hiệu quả, hành khách có thể tham khảo và sử dụng thuốc say xe. Các loại thuốc say xe phổ biến trên thị trường bao gồm:
- Scopolamine: Đây là loại thuốc chống say xe phổ biến nhất. Bạn nên uống trước khi lên xe khoảng 30 phút – 2 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nhóm đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai/cho con bú, bệnh nhân có vấn đề về gan, thận, tăng nhãn áp, người cao tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Ngoài ra, còn có dạng miếng dán đặt sau tai, hiệu quả trong khoảng 6-8 tiếng.
- Promethazine: Loại thuốc này có tác dụng trong 6 – 12 tiếng. Người dùng nên uống trước khi lên xe khoảng 2 tiếng.
- Cyclizine: Loại thuốc này có tác dụng nhanh, chỉ cần uống trước khi di chuyển khoảng 30 phút.
- Tuy nhiên, trẻ em dưới 6 tuổi không được phép uống loại thuốc này.
- Dimenhydrinate: Có thể uống mỗi 4-8 giờ để ngăn ngừa cảm giác say xe.
- Meclizine: Loại thuốc này hiệu quả khi uống 1 giờ trước khi lên xe, nhưng không dành cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Thuốc say xe thường được khuyến nghị cho những người có cảm giác khó chịu và buồn nôn khi di chuyển, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Các loại thuốc say xe trên thị trưởng chỉ giúp giảm cảm giác say xe, không thể điều trị hoàn toàn. Tùy thuộc vào đặc điểm sức khỏe và tình trạng cơ địa khác nhau của mỗi người, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc say xe.
Nên uống thuốc chống say xe khi nào?
Bạn nên uống thuốc say xe trước khi lên xe khoảng 30 phút đến 3 tiếng. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc đều có cách dùng và liều lượng khác nhau, vì vậy bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo bạn đã ăn nhẹ trước/sau khi uống, tránh để cơ thể mệt mỏi.
11. Dùng dầu gió
Cách chống say xe bằng dầu gió để giảm cảm giác chóng mặt khi đi xe là cách được các bà, các mẹ sử dụng từ lâu nay. Bạn có thể dùng tăm bông thoa một ít dầu gió lên các điểm như sau tai, nhân trung, thái dương và cổ tay để giảm các giác say xe. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp cách này với một vài phương pháp trên để tăng tác dụng nhé.
Dầu gió có tác dụng tốt trong việc xử lý tình trạng chóng mặt (Nguồn ảnh: Internet)
12. Lưu ý về việc chống say xe cho trẻ em
Tình trạng say xe chỉ xảy ra ở trẻ từ 2 đến 12 tuổi vì lúc này cơ thể của trẻ đã phát triển đầy đủ các giác quan. Dưới đây là một số cách chống say xe hiệu quả nhất với trẻ em mà bạn có thể áp dụng khi bé nhà mình bị say xe:
- Giúp bé tập trung vào cảnh quan dọc đường đi: Khuyến khích bé nhìn ra bên ngoài cửa xe nhiều hơn, hạn chế cho bé đọc sách, nhìn màn hình điện thoại. Nếu bé có thói quen ngủ trưa, bố mẹ có thể tập trung di chuyển vào thời gian này.
- Lên kế hoạch ăn uống: Trước khi lên đường, hãy lên kế hoạch cho các bữa ăn sao cho hợp lý. Tránh cho trẻ ăn một bữa lớn ngay trước hoặc trong khi đi xe. Nếu chuyến đi kéo dài hoặc trẻ cần ăn, hãy chuẩn bị các loại đồ ăn nhẹ như bánh quy, bánh mì khô, nước ép trái cây cho trẻ.
- Mẹ tránh cho trẻ uống sữa nếu bé có biểu hiện bị say xe nhé.
- Không khí thông thoáng: Đảm bảo rằng không khí trong xe luôn thoáng mát. Bạn có thể mở cửa sổ hoặc bật máy lạnh để tạo cảm giác trong lành, giúp giảm cảm giác say xe.
- Tạo sự phân tâm: Nếu trẻ dễ bị say xe, hãy thử tạo sự phân tâm bằng cách nói chuyện, nghe nhạc hoặc hát những bài hát vui nhộn trong suốt chuyến đi.
- Sử dụng thuốc: Nếu bạn dự định đi xe và lo lắng về cảm giác say xe của trẻ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc chống say xe. Tuy nhiên, vì là thuốc cho trẻ em, bố mẹ hãy thật cẩn thận đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết liều lượng và cách sử dụng chính xác, cũng như lưu ý về tác dụng phụ có thể xảy ra.
Bố mẹ hãy quan sát trẻ và áp dụng các biện pháp chống say xe hợp lý nhé (Nguồn ảnh: Internet)
Nếu trẻ bắt đầu có cảm giác say xe, hãy dừng xe sớm nhất có thể và để trẻ ra ngoài, đi bộ hoặc nằm ngửa và nhắm mắt trong vài phút. Đặt một miếng vải mát lên trán của trẻ cũng có thể giúp giảm cảm giác say xe.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng mỗi trẻ có thể phản ứng khác nhau với các biện pháp này. Vì vậy, nếu trẻ có phản ứng nghiêm trọng khi say xe, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.
Những cách chống say xe hiệu quả nhất đã được VNPAY giới thiệu đến các bạn trong bài viết này rồi đó. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe, bạn có thể lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều cách để giảm tác động của say xe. Hãy thử áp dụng và tìm ra những phương pháp phù hợp nhất. Chúc bạn có những chuyến đi vui vẻ, thoải mái mà không bị say xe ảnh hướng nhé!
>>>> Đừng Bỏ Qua:
- Kinh nghiệm cho bé đi xe khách đường dài không quấy khóc
- Bà bầu đi xe khách đường dài có sao không? Những lưu ý không thể bỏ qua
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp