Mách mẹ cách tiêu đờm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ dàng, hiệu quả

Mẹ có thể quan sát thấy bé có những triệu chứng như nghẹt mũi, khụt khịt, ho, hắt hơi hay khó thở, thở ngáy khi ngủ. Một số trường hợp đờm sẽ tự loãng dần và tự chảy ra ngoài hay được tống xuất ra khi bé hắt hơi hay ho. Do đó, trong một số trường hợp mẹ không cần giúp làm tiêu đờm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Mách mẹ các cách làm tiêu đờm ở trẻ sơ sinh tại nhà dễ thực hiện

tiêu đờm ở trẻ sơ sinh

Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ dần tự học được cách ho, hắt hơi hay xì mũi để loại bỏ chất nhầy dư thừa ở mũi, cổ họng. Với trẻ sơ sinh, nếu tình trạng bị nghẹt mũi không gây khó chịu cho trẻ, không ảnh hưởng đến khả năng bú, giấc ngủ thì các mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu trẻ nghẹt mũi, ho và khó chịu, quấy khóc thậm chí ảnh hưởng đường thở thì các mẹ cần quan tâm theo dõi và giúp tiêu đờm ở trẻ sơ sinh.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 1 năm tuổi), các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo không sử dụng các loại thuốc kể cả không kê đơn hay kê đơn để điều trị các bệnh cảm cúm, ho thông thường. Thay vào đó, các mẹ có thể sử dụng những biện pháp làm tiêu đờm cho trẻ tại nhà như:

1. Bổ sung đủ lượng chất lỏng

Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất lỏng, chất nhầy mà cơ thể tiết ra sẽ loãng hơn và bé dễ hắt hơi, ho hay xì mũi để loại bỏ chúng. Ngoài việc tăng cữ bú nhằm tăng lượng chất lỏng cho con, mẹ có thể cho bé uống thêm chút nước nếu trời quá nóng, da bé quá khô.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống nước nếu không có khuyến cáo của bác sĩ, nhất là với trẻ sơ sinh vì có thể gây ra tình trạng ngộ độc nước. Để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất lỏng cho cơ thể, mẹ cần đảm bảo bé bú đầy đủ (sữa mẹ hoặc sữa công thức), tăng số cữ bú, thời gian trong mỗi cữ bú.