Những người thành công thường không quá bận lòng về những kẻ họ không ưa mà chỉ tập trung vào mục tiêu cao cả của họ. Tất nhiên việc tránh né cũng chẳng phải giải pháp, thay vào đó, họ biết cư xử khôn ngoan hơn. 11 cách dưới đây là kinh nghiệm quý báu cho chị em công sở để đương đầu với đồng nghiệp mình ghét đấy!
1. Chấp nhận sự thật: Chẳng có ai làm hài lòng tất cả mọi người
Không dễ gì để dành sự yêu thích cho mọi người chúng ta gặp. Nếu chẳng may, chị em gặp phải những đối tác, đồng nghiệp gắt gỏng, xấu tính, thì hãy nhớ đến sự thật này: Sẽ có một vài người chúng ta không thích trong đời.
Bạn đang xem: Cách đáp trả những người mình ghét những vẫn tinh tế
Không thích ai đó không khiến chị em thành người ích kỷ, hẹp hòi hay làm người khác tồi tệ hơn. Nhưng về lâu dài, vẫn nên có sự cố gắng thích nghi, hòa hợp từ hai phía để có thể tiếp tục làm việc cùng nhau thay vì khiến mối quan hệ trở nên khó khăn.
2. Đối phó với đồng nghiệp xấu tính bằng sự tận tâm
“Ăn đũa trả đũa” với đồng nghiệp đôi khi không mang lại sự thoải mái như chị em tưởng. Nhiều đồng nghiệp “chơi xấu” có thể khiến chị em tức điên, nhưng chỉ khi nào bạn không thể kiểm soát cảm xúc của mình.
Hãy biết kiểm soát tâm trạng và đừng để những người tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến tâm trí bạn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chị em bỏ qua cho mọi hành vi xấu của người khác. Nếu ai đó đang làm bạn tức giận, hãy để bản thân cảm nhận sự cáu kỉnh, tức giận và rồi để những cảm xúc đó tan biến.
3. Sử dụng chiến thuật xã giao
Học cách sử dụng một khuôn mặt xã giao – đây là chìa khóa trong nghệ thuật đối xử với tất cả mọi người với sự văn minh và lịch sự. Nó không có nghĩa là bạn phải đồng ý với người mà bạn không thích hoặc làm theo những gì họ nói. Bạn chỉ cần duy trì một biểu hiện nhất quán khi tương tác với họ.
Hãy mềm mỏng với người đó, nhưng kiên quyết với ý kiến của mình. Điều này có nghĩa là chị em đang cố tập trung vào các vấn đề tồn đọng thay vì tấn công cá nhân. Sử dụng điều này một cách nhất quán sẽ giúp chúng ta chiếm ưu thế trong mọi tình huống.
4. Nhìn vào bức tranh toàn cảnh
Xem thêm : Trẻ bị ho ăn trứng gà được không?
Có thể người đồng nghiệp cáu kỉnh trong mắt bạn chỉ đang phải đương đầu với một vài vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Họ có thể đang phản ứng với hoàn cảnh của riêng mình. Hãy thử mở rộng cái nhìn của chị em về tình hình để biết thông cảm và tránh sự hiểu lầm không đáng có.
Hãy nghĩ về nhiều cách phản ứng sao cho thật bình tĩnh và quyết đoán cho mọi trường hợp có thể xảy ra. Đặc biệt là trong hoàn cảnh, có khi đồng nghiệp chẳng có ý xấu gì nhưng do bạn phản ứng thái quá, họ bắt đầu đáp trả lại. Tập trung vào vấn đề, không phải con người!
5. Đừng để bị đánh đồng với sự xấu tính
Chị em công sở hay dễ dàng bộc lộ sự tức giận với một đồng nghiệp xấu tính, đặc biệt là nếu hành vi của họ có vẻ vô lý và bực bội. Nhưng, để cảm xúc dẫn dắt và bị lôi kéo vào các tranh chấp, bạn cũng có thể bị coi là kẻ gây rối. Hãy nhớ rằng bạn không cần phải đáp trả sự khiêu khích từ phía những người xấu tính trong văn phòng. Bạn có thể bỏ nó lại sau lưng bằng cách tập trung vào công việc.
6. Bình tĩnh bày tỏ cảm xúc
Thông thường, cách chúng ta đối mặt với vấn đề dẫn đến sự kết thúc hoặc làm trầm trọng hơn. Nếu hành vi và phong cách giao tiếp của ai đó làm phiền chị em, có lẽ đây là lúc hai bên cần một cuộc nói chuyện trung thực. Hãy bày tỏ mong muốn này với đồng nghiệp một cách bình tĩnh.
Trò chuyện với họ càng cụ thể càng tốt về những hành vi khiến bạn khó chịu và bạn muốn họ làm gì để khắc phục vấn đề. Và, một khi bạn đã bày tỏ bản thân, hãy lắng nghe từ phía họ nữa nhé!
7. Tỉnh táo với tranh chấp
Không phải tất cả mọi thứ đều xứng đáng với thời gian và sự chú ý của bạn. Đôi khi, việc đối phó với một đồng nghiệp xấu tính cũng giống như lý luận với một đứa trẻ đang nổi cáu! Hãy tự hỏi xem chị em có thực sự muốn bị cuốn vào một cuộc tranh cãi kéo dài với một người như vậy? Chúng có lợi ích gì không? Có đáng giá để mất thời gian, công sức hay chỉ đem lại những tổn thương và bực tức?
8. Vạch rõ giới hạn
Sẽ tốt hơn khi có thể đưa ra ranh giới với người khác bằng cách đặt giới hạn về thời gian bạn dành cho họ. Ngắt kết nối với những đồng nghiệp xấu tính về mặt cảm xúc và tách biệt bản thân khỏi các tình huống mà chị em biết có thể sẽ dẫn đến các tương tác tiêu cực. Nếu nhận thấy một tình huống tiêu cực có thể sắp diễn ra, hãy hít một hơi thật sâu và bình tĩnh nhé!
Xem thêm : Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú không?
>>>Xem thêm: Cách đáp trả khi bị nói xấu sau lưng của ACC GROUP
9. Tìm đồng minh
Hãy tìm những người bạn, đồng nghiệp đáng tin cậy, có cùng chí hướng, những người sẽ giúp bạn cảm thấy được hỗ trợ và không còn cô đơn. Họ có thể mang lại sự khách quan cho tình huống và giúp chị em tìm ra cách đối phó với một người mình không ưa. Và, đôi khi tất cả những gì chúng ta thực sự muốn là trút giận và được lắng nghe.
10. Tìm hiểu làm thế nào để gây áp lực ngược lại
Nếu ai đó liên tục tấn công sai sót của bạn, hãy thử gây áp lực lên họ. Đừng cố chịu đựng những hành vi xấu gây tổn thương cho mình, điều này chỉ càng khiến chị em yếu thế trong mắt người khác và tiếp tục bị bắt nạt.
Nếu đồng nghiệp đang cố gắng phủ nhận hoặc coi thường công việc của bạn, hãy yêu cầu họ chỉ ra lỗi sai cụ thể. Nếu họ đang thiếu tôn trọng hoặc bắt nạt, hãy cho họ biết chị em cần được đối xử văn minh.
>>>Xem thêm: Cách đáp trả khi bị cà khịa của ACC GROUP
11. Nắm giữ hạnh phúc trong tầm tay
Không bao giờ để những đồng nghiệp xấu tính làm giảm niềm vui của chị em! Đừng để những bình luận cay nghiệt, áp lực hay lo lắng đè lên bạn. Bạn không cần những kẻ như vậy công nhận thành tựu! Thay vào đó, hãy tập trung vào bản thân.
Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về bản thân. Có lẽ những gì không thích ở người khác là điều chúng ta đang phải vật lộn với chính mình. Ngừng so sánh bản thân với người khác, và luôn ghi nhớ rằng giá trị bản thân của chúng ta phải đến từ bên trong.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp