Khàn tiếng là tình trạng âm sắc giọng nói bị biến đổi, xuất hiện khi thanh đới bị sưng, viêm, phù nề. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng khàn tiếng lại gây nhiều phiền toái trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là những đối tượng cần sử dụng giọng nói thường xuyên như giáo viên, ca sĩ, tư vấn viên… Triệu chứng trên có thể thuyên giảm bằng cách chữa khàn tiếng bằng giá đỗ theo dân gian.
Tác dụng trị khàn tiếng của giá đỗ
Giá đỗ được ủ từ các loại hạt (đậu đen, đậu nành…) nhưng phổ biến nhất vẫn là hạt đậu xanh.Tuy nhiên, giá đỗ lại chứa thành phần dinh dưỡng cao hơn so với đỗ hạt, chẳng hạn, vitamin nhóm B tăng gấp 30 lần, vitamin B12 tăng gấp 10 lần, vitamin C tăng gấp 40 lần. Ngoài ra, giá đỗ còn chứa nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: amino acid, protein, phytochemicals (chất có nguồn gốc từ thực vật). Đây đều là những thành phần dinh dưỡng có lợi, đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Bạn đang xem: Cách chữa khàn tiếng bằng giá đỗ đơn giản mà hiệu quả
Theo Đông y, giá đỗ nhạt, có vị ngọt, hơi hăng, tính mát, có khả năng thanh độc, giải nhiệt. lợi tiểu, chỉ khát, tiêu thực… Các đặc tính dược lý trên quy định khả năng khắc phục được một số triệu chứng như ho, khàn giọng mất tiếng trong bệnh viêm phế quản, viêm thanh quản. Với những người thường xuyên bị khàn giọng do tính chất công việc phải nói nhiều, gây ảnh hưởng đến thanh quản, đây là một lựa chọn có thể cân nhắc để cải thiện.
Ngoài ra, giá đỗ còn được dùng để hỗ trợ hệ tiêu hóa, chữa yếu sinh lý, hỗ trợ điều trị vấn đề tim mạch (mỡ máu cao, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim…).
Hướng dẫn cách dùng giã đỗ trị khàn tiếng
Giá đỗ là nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính, chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo bài thuốc dùng giá đỗ trị chứng khàn giọng sau đây:
Xem thêm : Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận được tiền chuyển không?
♦ Cách 1
Khàn giọng có thể được chữa trị bằng cách ăn ghém (ăn sống) giá đỗ. Giá đỗ có vị ngọt nên có thể ăn sống trực tiếp sau khi đã được ngâm với nước muối và rửa thật sạch. Tuy nhiên, hãy chắc chắn giá đỗ bạn đang ăn đảm bảo về chất lượng, không bị nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng.
♦ Cách 2
Với những ai không thích ăn giá đỗ sống, có thể trần giá đỗ đã được làm sạch qua nước sôi. Vì giá đỗ rất mau chín nên bạn chỉ cần trần sơ rất nhanh rồi vớt ra, để nguội. Kế đó, đem xay giá đỗ với vài lát gừng mỏng, vắt lấy phần nước cốt và bỏ bã, thêm vào một ít muối.
Uống chậm rãi để các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn và các chất có lợi hầu họng khác có thể phát huy tác dụng diều trị. Kiên trì thực hiện trong 3 – 5 ngày hoặc cho đến khi giọng nói trở lại bình thường.
Một số lưu ý khi trị khàn tiếng bằng giá đỗ
Xem thêm : Phản ứng trao đổi là gì? Phân loại và điều kiện xảy ra phản ứng
Chữa khàn tiếng bằng giá đỗ là một trong những mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện, an toàn, không gây tác dụng phụ như khi điều trị bằng thuốc tây. Tuy nhiên, để bài thuốc phát huy tác dụng tối ưu, bạn cần lưu ý một số điều sau:
♦ Lưu ý khi thực hiện
- Giá đỗ nên chọn loại mọc mầm tự nhiên, tránh những loại đã được bơm sẵn chất để kích thích giá trở nên mẩy, mọng nước hơn.
- Rửa sạch giá đỗ trước khi dùng, nên ngâm muối để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
♦ Lưu ý khi điều trị
- Tác dụng của mẹo trị khàn tiếng bằng giá đỗ có thể cần nhiều thời gian để phát huy. Vì thế, cần kiên trì thực hiện, hạn chế tình trạng ngắt quản điều trị giữa chừng rồi tiếp tục dùng lại sau một thời gian.
- Hiệu quả của mẹo trên còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa mỗi người. Nếu nhận thấy giọng nói không cải thiện sau 3 – 5 ngày, nên ngừng lại và tìm kiếm giải pháp khác phù hợp hơn.
- Phối hợp điều trị bằng mẹo tự nhiên với một số điều chỉnh trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày để rút ngắn thời gian khỏi bệnh, sớm lấy lại giọng nói trong trẻo.
Trên đây là tư vấn cách chữa khàn tiếng bằng giá đỗ, bạn có thể tham khảo và áp dụng. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý ăn uống, cân bằng thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi phù hợp để phục hồi sức khỏe và chóng hết khàn giọng.
Bạn có thể tham khảo thêm:
- Bị khàn tiếng uống gì nhanh hết, nhanh bình phục?
- Ho khan là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp