Từ phức là gì? Từ đơn là gì? Từ đơn từ phức khác nhau như thế nào? Đây là 2 khái niệm khá quan trọng trong chương trình văn học phổ thông. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp lại kiến thức và giúp bạn nắm vững hơn về 2 thuật ngữ này.
Khái niệm từ đơn và từ phức là gì?
Từ đơn là gì?
Từ đơn theo các khái niệm trong sách giáo khoa Ngữ Văn là từ chỉ được tọa thành từ một tiếng nên gọi là từ đơn.
Bạn đang xem: Từ đơn, từ phức là gì? Sự khác nhau giữa từ đơn & từ phức
Ví dụ về từ đơn: cây, hoa, lá, đẹp, bút, vở, sách…
Từ phức là gì?
Từ phức là từ do 2 tiếng hoặc nhiều tiếng tại thành và hiểu đơn giản hơn từ phúc chính là từ ghép. Có nghĩa là từ phức là được ghép từ các tiếng giống nhau hoặc có thể khác nhau để tạo thành từ có nghĩa.
Từ phức được chia làm 2 loại khác nhau là: từ ghép và từ láy
- Từ ghép là 2 tiếng được ghép lại với nhau và có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa.
- Từ láy là những từ được tạo nên từ 2 tiếng trở lên và chúng có quan hệ với nhau về mặt phát âm. Từ láy có 2 loại là từ láy bộ phận (lấy vần đầu hoặc cuối) và từ láy toàn bộ.
Ví dụ:
Từ “Quê hương” là một từ phức được tạo thành bởi 2 tiếng có nghĩa là từ Quê và Hương
- Quê có nghĩa là nơi sinh ra là nơi nơi có sự gắn bó tự nhiên về mặt tình cảm.
- Hương có rất nhiều nghĩa là mùi thơm là vật dùng để đốt có mùi thơm khi cúng bái tổ tiên…
Hai từ Quê và Hương tạo thành từ phức chung nghĩa là nơi sinh ta sinh ra, nơi chôn rau cắt rốn có tình cảm gắn bó tự nhiên của mỗi người.
Phân loại từ đơn và từ phức
Xem thêm : Móng tay có đốm trắng là gì? Giải mã hạt gạo trên móng tay
Để phân biệt từ đơn và từ phức ta có thể căn cứ theo số lượng tiếng và cấu tạo của một từ. Trong đó từ phức như đã nói ở trên có 2 loại là từ ghép và từ láy. Ta có bảng phân biệt như sau:
Từ đơn
Có cấu tạo chỉ gồm 1 tiếng mang nghĩa tạo thành.
Ví dụ: cửa, nhà, bút, vở, tủ, khăn, áo…
Từ phức
- Từ ghép: Là từ phức được tạo thành từ 2 tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Ví dụ: đất nước, sách vở, bàn học, tàu thuyền, đèn bàn…
- Từ láy: Là từ phức gồm 2 tiếng trở lên và chỉ có quan hệ với nhau về mặt âm (các âm này có thể lặp lại âm đầu, âm vần hoặc cả 2)
Ví dụ: lung linh, lấp lánh, rung rung, lênh khênh, nôn nao, rạo rực, đo đỏ…
Cách phân định ranh giới giữa từ đơn và từ phức
Để phân biệt được từ đơn và từ phức rõ ràng hơn chúng ta có thể làm theo 2 cách sau:
Cách 1: Thêm, xen từ
Sau khi thêm một từ mới vào tổ hợp từ nào đó khiến từ đó tách rời nhau ra nhưng về mặt ngữ nghĩa vẫn được giữ nguyên không thay đổi. Thì khi đó tổ hợp từ này được cấu thành từ những từ đơn.
Ví dụ minh họa:
Xem thêm : Sức lao động là gì? Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Ăn cơm => Ăn nhiều cơm
Lướt sóng => Lướt trên sóng
Như vậy trên ví dụ có thể thấy khi thêm các từ đơn khác vào từ “ăn cơm” hay “lướt sóng” giúp bổ sung thêm các thông tin nhưng không làm thay đổi về ý nghĩa. Từ đó ta có thể khẳng định 2 từ này là 2 từ đơn.
Cách 2: Tìm nghĩa gốc của từ để xem sự chuyển nghĩa của từ
Ví dụ trong từ “Áo dài” là từ phức thuộc thể loại từ ghép được ghép từ 2 từ đơn. Nhưng từ “áo dài” yếu tố đứng sau là từ “dài” về mặt nghĩa đã bị mờ đi.
Các câu hỏi liên quan về từ đơn và từ phức
Tại sao từ “uống nước” được tạo thành từ đơn mà không phải là từ phức?
Từ “Uống nước” với từ được tạo thành bởi hai từ đơn có sự liên kết với nhau. Tuy nhiên 2 từ đơn này là hai tiếng trong một từ có liên kết không chặt chẽ. Khi ta thêm hay xen từ khác vào thì ngữ nghĩa của từ “uống nước” vẫn không thay đổi. Như: “uống ít nước”, “uống nhiều nước”…hay ta cũng có thể thay đổi các yếu tố trong từ với những yếu tố khác. Ví dụ như “uống rượu”, “uống chè”, “uống trà”…
Tại sao “điện thoại”, “ô tô”, “chăm chỉ” là từ phức?
Các từ này khi chúng ta tách riêng thành từng tiếng thì ý nghĩa của các từ này sẽ không mang ý nghĩa như ban đầu. Hoặc nghĩa của những từ này sẽ có sắc thái mang nghĩa như từ ban đầu nhưng nghĩa mờ đi.
>>> Bài viết tham khảo: Văn bản nhật dụng là gì? cách nhận biết một văn bản nhật dụng
Trên đây là những chia sẻ về từ đơn từ phức là gì? Mong rằng với những khái niệm, cách phân biệt cũng như những ví dụ dễ hiểu mong rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn và nắm rõ hơn 2 khái niệm này.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp