Hướng dẫn cách tính thuế suất 8% chi tiết nhất năm 2024

Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19. Trước tình hình này, Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động góp phần vực dậy nền kinh tế. Trong đó có Nghị quyết 43/2022/QH15 về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội được Quốc hội thông qua ngày 11/01/2022 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định về miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 được ban hành ngày 28/01/2021 quy định về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8% trong năm 2022.

I. Thuế Vat 8 là gì?

Thuế VAT 8 là thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 8%. Thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế áp dụng trên giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong quá trình sản xuất và phân phối. Mức thuế suất VAT có thể thay đổi tùy theo quốc gia và loại hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể.

>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Quy định giảm thuế vat xuống 8 hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Quy định giảm thuế vat xuống 8

II. Đối tượng được giảm thuế GTGT 2%

Theo Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định về giảm thuế GTGT thì việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

– Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất (chi tiết tại Phụ luc I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP).

– Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP).

– Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin (chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP).

– Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.

Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế GTGT.

Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp và cộng đồng người nộp thuế trên địa bàn tỉnh có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì căn cứ loại hàng hóa, dịch vụ thực tế tại đơn vị, đối chiếu với quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP để áp dụng việc giảm thuế GTGT theo quy định.

Các loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 10% và không thuộc loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì được giảm 2% thuế suất thuế GTGT xuống còn 8%.

III. Điều kiện giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%

Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15, trong đó có hướng dẫn giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022.

Tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định nhóm hàng hóa dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% được giảm thuế GTGT xuống còn 8% trừ danh mục hàng hóa, dịch vụ nằm trong Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Do vậy, để xác định doanh nghiệp có được giảm thuế từ 10% xuống 8% hay không cần thực hiện tra mã ngành hàng hóa, dịch vụ công ty cung cấp theo Quyết định 43/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi xác định được mã ngành, doanh nghiệp tra cứu 3 phụ lục của Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Nếu mã ngành không nằm trong Phụ lục thì doanh nghiệp được xuất hóa đơn giảm thuế GTGT 8%.

IV. Hướng dẫn xác định đối tượng áp dụng thuế suất 8%

Cơ sở kinh doanh căn cứ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc sẽ nhập khẩu để tra cứu, đối chiếu với danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT tại các Phụ lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Nghị định số 15 năm 2022 để xác định hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc sẽ nhập khẩu có được áp dụng giảm thuế GTGT hay không.

1. Xác định theo mã sản phẩm

Để xác định hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh đang kinh doanh có thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT hay không thì trước tiên cần xác định được tên của hàng hóa, dịch vụ đó.

Lưu ý:

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì chính sách giảm thuế GTGT áp dụng đối với các sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) chứ không áp dụng với các ngành nghề kinh doanh.

Mặt khác, danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng này là một phần của Phụ lục Danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam nên cơ sở kinh doanh phải tra cứu mã sản phẩm.

Vì vậy, cơ sở kinh doanh phải xác định được danh mục sản phẩm mà mình đang kinh doanh, sau đó, tra cứu mã sản phẩm của sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) mà mình đang kinh doanh, sau đó đối chiếu với các Phụ lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Nghị định số 15 năm 2022 để xác định sản phẩm đó có được áp dụng giảm thuế GTGT hay không chứ không phải dùng mã ngành nghề kinh doanh của ngành nghề kinh doanh mà mình đã đăng ký với Sở Kế hoạch – Đầu tư để tra cứu.

Để xác định được danh mục các sản phẩm mà cơ sở kinh doanh đang kinh doanh, cơ sở kinh doanh có thể thực hiện theo một trong hai cách: Một là, tra cứu danh mục mã ngành nghề kinh doanh thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/ (trong trường hợp cơ sở kinh doanh có thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký, thay đổi ngành nghề kinh doanh), sau đó dựa vào danh mục mã ngành nghề kinh doanh này để xác định danh mục sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ); Hai là, liệt kê các sản phẩm mà thực tế cơ sở mình đang kinh doanh (vì có nhiều trường hợp cơ sở kinh doanh không thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký, thay đổi ngành nghề kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh ngành nghề đó và vẫn xuất hóa đơn đầy đủ).

Để tra cứu danh mục ngành nghề kinh doanh mà cơ sở kinh doanh đang kinh doanh thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở kinh doanh nhập mã số thuế của đơn vị mình vào ô tìm kiếm để tra cứu kết quả.

Căn cứ vào mã ngành nghề kinh doanh mà cơ sơ kinh doanh đang kinh doanh thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc qua thực tế này, cơ sở kinh doanh tìm mã sản phẩm tương ứng tại Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg, sau đó, đối chiếu với Phụ lục I kèm theo Nghị định 15 năm 2022 (cột từ Cấp 1 đến Cấp 7), nếu mã sản phẩm nằm trong Phụ lục I này thì sản phẩm này sẽ không được giảm thuế GTGT, nếu mã sản phẩm này không nằm trong Phụ lục I này thì sản phẩm này sẽ được giảm thuế GTGT.

2. Xác định theo mã số HS (áp dụng đối với hàng hoá tại khâu nhập khẩu)

Căn cứ vào danh mục mã số HS của hàng hóa, dịch vụ khi làm thủ tục nhập khẩu (trên tờ khai hải quan), cơ sở kinh doanh đối chiếu với mã số HS tại cột 10 trên các Phụ lục kèm theo để xác định hàng hóa, dịch vụ có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT hay không.

Minh họa: Với mặt hàng Máy cạo, tông đơ và các dụng cụ loại bỏ râu, lông, tóc, có động cơ điện gắn liền sẽ có mã số HS thuộc Nhóm 4 chữ số 8510. Các sản phẩm trong mã HS Nhóm 4 chữ số này sẽ được chia ra thành nhiều sản phẩm với các mã HS 8 chữ số khác nhau. Ví dụ, cơ sở kinh doanh muốn nhập khẩu 2 sản phẩm là Bộ phận (có mã HS 8 chữ số là 8510.90.00) và Tông đơ (có mã HS 8 chữ số là 8510.20.00).

(Danh mục mã số HS tra cứu từ website tổng cục Hải quan tại địa chỉ – click chuột phải và chọn Open new tab

Đối chiếu kết quả với Phụ lục I kèm theo Nghị định:

Trường hợp 1: Với mặt hàng chi tiết có mã số HS 8 chữ số 8510.90.00 à đối chiếu với cột số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định thì mặt hàng này nằm trong danh mục hàng hóa không được giảm è thuế suất GTGT của mặt hàng này vẫn là 10%.

Trường hợp 2: Với mặt hàng chi tiết có mã số HS 8 chữ số 8510.20.00 à đối chiếu với cột số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định thì mặt hàng này không nằm trong danh mục hàng hóa không được giảm è được giảm thuế GTGT còn 8%.

Lưu ý: Nếu mã số HS quy định tại cột 10 chỉ bao gồm Chương 02 chữ số, hoặc nhóm 04 chữ số hoặc 06 chữ số thì các mặt hàng có mã số HS 08 chữ số trong Chương, nhóm đó đều không được giảm thuế GTGT.

Ví dụ: Tất cả các mặt hàng có mã HS 8 chữ số trong chương 72 (Sản phẩm gang, sắt, thép) đều không được giảm thuế GTGT cho dù mặt hàng đó có hay không có trong trong cột số 10 của Phụ lục I này vì trong phụ lục I đã có chương 72 (Chương 2 chữ số xuất hiện trong phụ lục không được giảm thuế).

V. Cách tính thuế GTGT 8%

Cách chia thuế 8% đối với hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm thuế VAT 10%

Giá trước thuế = Giá đã có thuế GTGT 10% / 1.1

Tiền thuế Giá trị gia tăng 8% = Giá trước thuế x 8%

Tổng cộng tiền thanh toán = Giá trước thuế + Tiền thuế Giá trị gia tăng 8%

VI. Quy trình, thủ tục thực hiện giảm thuế GTGT năm 2023 theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP

1. Bước 1: Định rõ đối tượng áp dụng giảm thuế GTGT

Trước tiên, cơ sở kinh doanh cần xác định ngay những hàng hóa, dịch vụ của mình có nằm trong đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023 hay không, để từ ngày 01/07/2023 thực hiện xuất hóa đơn với mức thuế suất quy định.

Đối tượng được giảm thuế: Là những hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn hai điều kiện sau:- Trước đó áp dụng mức thuế suất VAT là 10%.- Không thuộc các nhóm hàng hóa, dịch vụ được nêu chi tiết tại phụ lục I, II, III kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.

Những hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng giảm thuế GTGT 8% như đã nêu ở trên thì sẽ áp dụng mức thuế bình thường như trước đây.

2. Bước 2: Xác định mức giảm và thời gian giảm thuế GTGT

Tiếp theo, doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh cần xác định và hiểu rõ về mức thuế mà hàng hóa, dịch vụ của họ sẽ được áp dụng, tuỳ thuộc vào phương thức tính thuế GTGT của từng doanh nghiệp.

Phương pháp tính thuế GTGT của cơ sở KD Mức thuế GTGT trước đó Mức thuế GTGT sau khi được giảm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP Phương pháp khấu trừ 10% 8% – (Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm) Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) Mức tỷ lệ % tính thuế GTGT tùy theo từng loại hình dịch vụ, hàng hóa Giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT Trường hợp khác Thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% Không được giảm thuế GTGT Thời gian áp dụng mức giảm thuế mới: Từ ngày 01/07/2023 đến hết ngày 31/12/2023 (Quy định tại Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP)

3. Bước 3: Lập hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT

Cuối cùng, hãy lập hóa đơn cho những hàng hóa, dịch vụ được áp dụng giảm thuế GTGT 8% theo quy định.

STT Trường hợp, đối tượng áp dụng giảm thuế GTGT Trình tự, thủ tục thực hiện giảm thuế theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP 1 Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ – Tại dòng thuế suất: Ghi 8%- Ghi đầy đủ: Tiền thuế giá trị gia tăng và Tổng số tiền người mua phải thanh toán. 2 Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp (tỷ lệ % trên doanh thu) – Cột “Thành tiền”: ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm.- Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ”: Ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu.- Ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ”. 3 Hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (tỷ lệ % trên doanh thu)

VII. Ví dụ về cách tính thuế giá trị gia tăng 8%

VIII. Lưu ý khi xuất hóa đơn giảm thuế GTGT còn 8% trong một số trường hợp khác

– Không cần tạo riêng hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT với các mức thuế suất khác nhau.

– Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và kê khai theo mức thuế suất chưa giảm, người bán và người mua cần lập biên bản sai sót hoặc văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điều chỉnh và cung cấp cho người mua. Dựa trên hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

– Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đã phát hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết (nếu có) và muốn tiếp tục sử dụng, thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất GTGT hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.

– Đối với các đơn vị kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau, phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ. Nếu đơn vị không xác định từng mức thuế suất, phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

– Khi nộp tờ khai thuế GTGT, cần nộp kèm Mẫu số 01 Phụ lục IV (kèm theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP) – kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT.

– Trong trường hợp hóa đơn thuế GTGT 8% có sai sót, thực hiện xử lý sai sót đối với hóa đơn có mã của cơ quan thuế như thông thường.

– Trước khi thực hiện xuất hóa đơn điện tử có mã giảm thuế GTGT, doanh nghiệp cần liên hệ với đơn vị cung cấp phần mềm/dịch vụ hóa đơn điện tử đang sử dụng để xác định lộ trình đáp ứng và cập nhật phần mềm với thuế suất giảm mới là 8%.

IX. Hướng dẫn nghiệp vụ giảm thuế GTGT xuống còn 8% trên phần mềm hóa đơn điện tử

Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice đã nâng cấp các tính năng để phù hợp với việc lập hóa đơn với mức thuế suất 8% theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP và Nghị quyết số 101/2023/QH15.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết trên phần mềm MISA meInvoice phiên bản website:

1. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng

Bước 1: Sửa mẫu hóa đơn (Đơn vị sử dụng mẫu hóa đơn Một thuế suất không cần bước này)– Đối với đơn vị kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có nhiều loại thuế suất, và đã có mẫu hóa đơn trước ngày 26/01/2021, cần chỉnh sửa mẫu hóa đơn để xuất hóa đơn có hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 8%.- Nhấn biểu tượng “Sửa” tại mẫu hóa đơn nhiều thuế suất trên danh sách mẫu hóa đơn.- Nhấn “Tùy chỉnh chi tiết nội dung hóa đơn”.- Click chuột vào khu vực “Tổng tiền chịu thuế”, tích chọn “Tổng tiền chịu thuế suất 8%”, sau đó nhấn “Lưu” và “Xác nhận áp dụng chỉnh sửa

Lưu ý: Sau khi sửa mẫu hóa đơn, tất cả hóa đơn nhiều thuế suất đã phát hành trước ngày 26/01/2022 sẽ hiển thị thêm dòng “Tổng tiền chịu thuế suất 8%” và bỏ trống thông tin này. Với mẫu hóa đơn nhiều thuế suất khởi tạo từ ngày 26/01/2022 trở đi, phần mềm tự động bổ sung mức thuế suất 8%.

Bước 2: Lập và phát hành hóa đơn có mức thuế suất 8%:Các bước lập và phát hành hóa đơn thực hiện như bình thường:- Với hóa đơn nhiều thuế suất, tại giao diện lập hóa đơn chọn mức thuế suất GTGT 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất GTGT 10%, chương trình tự động tính tiền thuế GTGT theo mức thuế suất 8%.- Với hóa đơn một thuế suất, tại giao diện lập hóa đơn chọn mức thuế suất GTGT 8%.

2. Đối với hóa đơn bán hàng

Các bước lập hóa đơn bán hàng thực hiện như bình thường:- Tại giao diện lập hóa đơn, tích chọn “Áp dụng giảm thuế GTGT theo nghị quyết 101/2023/QH15”. Khi đó, chương trình sẽ bổ sung cột “Tiền thuế được giảm”.- Lưu ý: Trường hợp đơn vị sử dụng mẫu hóa đơn hiển thị tiền ngoại tệ, chương trình sẽ bổ sung thêm cột “Tiền thuế GTGT được giảm quy đổi”.- Khai báo thông tin hàng hóa và tiền thuế GTGT được giảm của từng mặt hàng, chương trình sẽ tự động tính tổng tiền thanh toán sau khi đã áp dụng giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT.Lưu ý: Hóa đơn áp dụng nghị quyết 101/2023/QH15 chỉ thể hiện hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 8%, không thể hiện hàng hóa, dịch vụ chịu các mức thuế suất khác.

Trường hợp nhập khẩu hóa đơn vào phần mềm: Kế toán tự khai báo thêm các cột sau vào tệp nhập khẩu:- Cột “Áp dụng giảm tiền thuế theo nghị quyết 43/2022/QH15”: Nhập giá trị 1 với hàng hóa áp dụng giảm tiền thuế theo nghị quyết 43/2022/QH15, và nhập giá trị 0 với hàng hóa không áp dụng giảm tiền thuế theo nghị quyết 43/2022/QH15.- Cột “Tiền thuế GTGT được giảm”.

Sau đó, tiến hành các bước nhập khẩu tiếp theo như bình thường.

X. Mọi người cũng hỏi

1. Cách tính thuế VAT 8% là gì?

– Để tính thuế VAT 8%, bạn nhân giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ (trước thuế) với tỷ lệ thuế suất 8%. Ví dụ, nếu giá trị sản phẩm là 1.000.000 VND, thuế VAT 8% sẽ là 80.000 VND (1.000.000 x 0,08).

2. Làm thế nào để biết được sản phẩm nào áp dụng thuế VAT 8%?

– Mức thuế VAT áp dụng cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được quy định bởi chính phủ hoặc cơ quan thuế của quốc gia. Để biết được sản phẩm nào áp dụng thuế VAT 8%, bạn có thể tra cứu trong danh mục sản phẩm và dịch vụ được công bố bởi cơ quan thuế hoặc tư vấn với chuyên gia tài chính.

3. Làm thế nào để nộp thuế VAT 8%?

– Để nộp thuế VAT 8%, bạn cần thực hiện các bước sau: a. Tính toán tổng số tiền thuế VAT cần nộp dựa trên doanh số bán hàng hoặc dịch vụ. b. Đăng ký với cơ quan thuế và nhận giấy phép kinh doanh nếu cần thiết. c. Lập hóa đơn hoặc chứng từ tài chính liên quan đến giao dịch kinh doanh của bạn. d. Nộp tờ khai thuế và thanh toán số tiền thuế VAT đúng hạn theo quy định của cơ quan thuế.