Tiền thai sản là những khoản tiền mà người lao động nữ nhận được trong quá trình mang thai và sinh con. Đây là chế độ đặc biệt dành cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên cách tính tiền thai sản là vấn đề không phải ai cũng nắm được.
Điều kiện được nhận tiền thai sản
Bởi chế độ thai sản sẽ khác nhau ở từng nằm, ví dụ tiền tã lót thai sản 2020 hay chế độ thai sản 2020 sẽ khác năm 2021 nên điều kiện được nhận tiền thai sản cũng sẽ có những sửa đổi nhất định.
Bạn đang xem: Cách tính tiền thai sản lao động nữ nhất định phải biết
Căn cứ vào Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014, để được nhận tiền thai sản 2021, người lao động cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Về đối tượng nhận
Để nhận trợ cấp thai sản người lao động (NLĐ) phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp: là phụ nữ mang thai, sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, có con nuôi dưới 06 tháng tuổi; là lao động có đặt vòng tránh thai và thực hiện các biện pháp triệt sản; lao động nam đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Điều kiện liên quan khác
Người lao động nữ mang thai và sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai trong trường hợp có chỉ định của cơ sở y tè thì cần đòng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước sinh con.
Trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con và nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng thì vẫn được hưởng bảo hiểm thai sản 2021.
Cách tính tiền thai sản chuẩn nhất mà lao động nữ nào cũng nên biết
Cách tính tiền thai sản sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và từng năm khác nhau. Ví dụ cách tính tiền thai sản năm 2017 cách tính tiền bảo hiểm thai sản 2016, cách tính tiền thai sản năm 2017, cách tính tiền nghỉ thai sản 2018, cách tính tiền trợ cấp thai sản 2019 hay cách tính tiền thai sản 2020 sẽ có những cập nhật đổi mới qua các năm. Mặc dù vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo cách tính tiền trợ cấp thai sản cập nhật mới nhất cuối năm 2021 sau đây.
Cách tính tiền bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ
Lao động nữ đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhận tiền thai sản theo quy định của pháp luật sẽ được xem xét nhận tiền bảo hiểm thai sản. Sẽ tùy từng trường hợp cụ thể mà chúng ta sẽ tính được mức tiền được hưởng khác nhau, cụ thể:
Xem thêm : Kiến thức các bậc quân hàm trong Công an, Quân Đội
– Lao động nữ khi sinh con có mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 06 tháng trước khi nghỉ việc.
Sẽ tùy từng trường hợp cụ thể mà lao động nữ sẽ được nhận số tiền trợ cấp thai sản tương ứng với số tháng nghỉ theo quy định của luật và của công ty, doanh nghiệp. Cách tính 180 ngày nghỉ thai sản cũng được thực hiện theo công thức tương tự.
Trong trường hợp người lao động nữ chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng thì cách tính bảo hiểm thai sản sẽ có chút điều chỉnh, được quy định tại Điều 32 và 33, Khoản 2,4,5,6 Điều 43 và Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội, cụ thể:
Mức hưởng chế độ thai sản 1 tháng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc x 100%
– Đối với trường hợp đi khám thai, một lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 05 lần và mỗi lần là 01 ngày. Công thức tính trợ cấp nghỉ khám thai như sau:
Mức trợ cấp nghỉ chế độ đi khám thai = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24 ngày)
– Đối với trường hợp nghỉ dưỡng sau sinh
Căn cứ vào quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ ngay sau khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa thực sự phục hồi thì sẽ được nghỉ dưỡng sức từ 05 đến 10 ngày. Mức hưởng chế độ hồi phục sức khỏe được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp 01 ngày = Mức lương cơ sở tại thời điểm nghỉ x 30%
Ví dụ: Trong năm 2021, mức lương cơ sở là 1,49 Triệu VND, do đó mức trợ cấp là 447.000 VND/ngày.
Cách tính tiền thai sản cho lao động nam
Xem thêm : Mẹ đang cho con bú có nhổ răng được không? Cần lưu ý những gì?
Cũng giống như lao động nữ, các điều khoản về chế độ thai sản đối với lao động nam cũng được quy định rõ ràng trong từng trường hợp trợ cụ thể.
- Trong trường hợp lao động nam có vợ sinh em bé
Nếu lao động nam có vợ vừa sinh con nhỏ thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản có mức hưởng được tính theo công thức sau:
Trợ cấp thai sản khi có vợ sinh con nhỏ = số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ/24 ngày)
Số ngày nghỉ của lao động nam cũng được quy định cụ thể:
– Nghỉ 05 ngày đối với các trường hợp lao động nam có vợ sinh con nhỏ.
– Nghỉ 07 ngày nếu vợ sinh phải phẫu thuật phức tạp hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.
– Nghỉ 10 ngày trong trường hợp vợ sinh đôi (Công thêm mỗi con 03 ngày trong trường hợp sinh ba trở lên).
– Nghỉ 14 ngày trong trường hợp vợ sinh đôi và phải thực hiện phẫu thuật.
- Trường hợp chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội (vợ không tham gia) thì mức hưởng bảo hiểm thai sản sẽ được tính theo công thức:
Trợ cấp thai sản = 2 x Mức lương cơ sở tại thời điểm sinh con
Ví dụ: Mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng. Do đó, mức trợ cấp thai sản mà người cha được nhận = 1.490.000 x 2 = 2,98 triệu đồng.
Hy vọng với những kiến thức trên mọi người lao động đều có thể hiểu rõ về bảo hiểm thai sản và cách tính tiền thai sản đúng nhất. Đừng quên theo dõi Cloudify để cập nhật những kiến thức quan trọng liên quan nhé
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp