1. Tại sao trẻ bị sổ mũi?
Sổ mũi là hiện tượng dễ gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân thường gặp do:
Bạn đang xem: Tin tức
– Không khí khô
Niêm mạc mũi của trẻ tương đối mỏng và nhạy cảm trước không khí khô nên nếu độ ẩm thấp thì không khí càng khô và khiến cho chất tiết bên trong mũi của trẻ cũng khô lại. Cơ thể trẻ phản ứng lại với tình trạng này bằng cách tăng tiết dịch mũi xoang, lúc này trẻ sẽ có biểu hiện khụt khịt, sổ mũi.
– Chất gây dị ứng
Các chất gây dị ứng tồn tại trong môi trường sống như: bụi vải, lông động vật, nấm mốc, phấn hoa, gió, bụi, khói thuốc,… có thể tấn công niêm mạc mũi của trẻ và gây kích ứng khiến trẻ bị hắt hơi, sổ nước mũi trong.
Không khí khô và sự tấn công của virus, vi khuẩn là tác nhân khiến bé bị sổ mũi
– Cảm lạnh và cảm cúm
Đây là những bệnh lý mà trẻ dễ mắc vì sức đề kháng của trẻ yếu. Khi bị cảm cúm, cảm lạnh, trẻ sẽ bị sổ mũi, sốt, ho, đau họng,… Cảm lạnh thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần nhưng sẽ khiến trẻ mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ. Cảm cúm thường gặp khi giao mùa, phổ biến ở những trẻ có hiện miễn dịch kém.
– Sưng Amidan hoặc VA
Đối với hệ hô hấp trên, hai bộ phận này có nhiệm vụ bắt giữ tác nhân lạ xâm nhập vào vùng mũi họng và sản sinh ra kháng thể để chống lại chúng. Nếu sưng viêm thì Amidan hoặc VA không đảm nhận tốt chức năng vốn có nên trẻ dễ bị ngạt mũi, sổ mũi, khó thở,…
– Viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng có thể khiến trẻ bị sổ mũi, hắt hơi, ngứa mắt, ngứa mũi, chảy nước mắt,… Bệnh thường xảy ra sau khi trẻ có sự tiếp xúc với chất gây dị ứng. Triệu chứng của bệnh tương đối giống với cảm cúm và cảm lạnh nên cha mẹ dễ bị nhầm lẫn.
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ
– Viêm xoang
Khi bị viêm xoang trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng: sổ mũi dài ngày, hắt hơi, xung quanh mắt bị sưng. Tùy theo mức độ bệnh mà dịch mũi của trẻ có thể trong hoặc chuyển sang dạng đặc, màu vàng hoặc xanh.
– Trong mũi có dị vật
Nhiều khi trong lúc chơi đùa trẻ vô tình đưa dị vật vào lỗ mũi và đây chính là tác nhân khiến cho trẻ bị sổ mũi, khó thở, hắt hơi,… Nếu không được xử lý nhanh thậm chí dị vật có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
– Lệch vách ngăn mũi
Vách ngăn mũi chính là phần ngăn cách hai bên mũi, nếu vách ngăn nghiêng quá nhiều về một bên có thể khiến cho bên này bị tắc nghẽn. Nguyên nhân gây lệch vách ngăn mũi thường là do chấn thương hoặc yếu tố bẩm sinh.
2. Các cách chữa sổ mũi cho bé tại nhà không cần dùng đến thuốc
2.1. Nhỏ nước muối sinh lý
Cách chữa sổ mũi cho bé đơn giản nhất được nhiều bậc phụ huynh áp dụng là xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Việc làm này sẽ khiến cho chất nhầy bên trong mũi được làm loãng ra nên dễ dàng hút ra ngoài, nhờ đó mà đường thở của trẻ được thông thoáng.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên lưu ý nhỏ nước muối đúng cách như sau:
– Ngửa đầu bé ra sau rồi nhỏ vài giọt nước muối vào trong mũi hoặc và xịt nước muối vào cánh mũi của bé.
– Sau khoảng 10 giây thì cho bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp lại rồi lấy khăn giấy mềm lau hết chất nhầy hoặc dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút hết chất nhầy.
Dùng nước muối rửa mũi là một trong các cách chữa sổ mũi cho bé tại nhà được nhiều mẹ áp dụng
2.2. Cho bé uống nhiều nước
Xem thêm : Tuổi nào gặp hạn tam tai năm Quý Mão 2023 này?
Uống nhiều nước khiến cho dịch nhầy trong mũi trẻ loãng ra và giảm sổ mũi. Không những thế, việc làm này còn ngăn ngừa mất nước, giảm thiểu nguy cơ khô mũi ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho trẻ uống nước trái cây đóng chai, nước ngọt bởi chúng chứa nhiều đường không tốt cho cơ thể trẻ, thay vào đó hãy bổ sung nước qua sữa công thức hoặc sữa mẹ.
2.3. Massage mũi
Đây là cách chữa sổ mũi cho bé không phải mẹ nào cũng biết làm nhưng nếu thực hiện đúng cách lại rất hiệu quả. Để giảm sổ mũi cho bé, mẹ hãy lấy 2 ngón trỏ của mình day và vuốt mạnh hai bên cánh mũi của trẻ, làm như vậy vài lần trong ngày, mỗi lần vài phút, tình trạng sổ mũi ở trẻ sẽ giảm bớt.
2.4. Dùng tinh dầu tràm
Sử dụng tinh dầu tràm bôi vào cổ, ngực, gan bàn chân,… để giữ ấm cho trẻ cũng là cách chữa sổ mũi an toàn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bôi tinh dầu tràm vào quần áo, khăn quàng cổ của con để trẻ dễ dàng hít thở. Thành phần có trong dầu tràm sẽ giúp trẻ giảm sổ mũi và ngạt mũi.
2.5. Chú ý chườm ấm tai và mũi cho trẻ
Dùng khăn ấm chườm lên mũi và tai của trẻ sẽ khiến cho lưu thông máu ở những vùng này được cải thiện và bổ sung thêm độ ẩm cho mũi khi trẻ hít vào. Nhờ đó mà trẻ giảm được sổ mũi.
Cha mẹ có thể dùng miếng gạc hoặc khăn mặt nhúng vào nước nóng rồi vắt khô, gấp đôi và nhẹ nhàng đặt lên sống mũi của trẻ, đến khi khăn nguội thì lặp lại quy trình đó, làm vậy vài lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.6. Xông mũi cho trẻ
Xông hơi cũng là cách chữa sổ mũi cho bé khá hiệu quả vì nó làm loãng dịch nhầy tắc trong mũi để nó dễ dàng bị đẩy ra ngoài và giúp trẻ dễ thở hơn. Cha mẹ có thể xông mũi cho con bằng cách cho trẻ ngồi trước bát nước ấm có nhỏ thêm vài giọt tinh dầu tự nhiên rồi để hơi nóng xông vào mũi trẻ.
Tinh dầu và hơi nóng đi qua khoang mũi sẽ có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giúp đường thở được thông thoáng hơn.
Trẻ bị sổ mũi kéo dài cần được khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị hiệu quả
3. Lưu ý khi chữa sổ mũi cho trẻ tại nhà
Khi tìm cách chữa sổ mũi cho bé tại nhà cha mẹ nên lưu ý:
– Không nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé vì tỏi có tính cay, nóng, rất dễ làm bỏng niêm mạc mũi.
– Không lạm dụng rửa nước muối nhiều lần vì dễ làm cho chất nhầy tự nhiên bị mất đi từ đó khiến mũi càng dễ bị khô hơn.
– Không hút mũi cho trẻ bằng miệng để tránh lây lan bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng gây nguy hiểm cho trẻ.
– Không tự mua kháng sinh về điều trị cho trẻ nếu chưa có sự thăm khám và chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Chuyên khoa Nhi – Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị các bệnh lý đường hô hấp ở trẻ. Nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài, cha mẹ có thể đưa con đến khám để tìm ra nguyên nhân. Để không phải chờ đợi, chủ động thời gian thăm khám cho con, cha mẹ có thể đặt trước lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp