Học Tập Việt Nam

Video cách xác định chiều cảm ứng từ

Trong bài viết dưới đây Hocvn mời bạn đọc cùng theo dõi và tìm hiểu cách xác định cảm ứng từ.

Cảm ứng từ là gì? Cách Xác Định Cảm Ứng Từ

Cảm ứng từ được ký hiệu bằng B là một đại lượng vật lý có hướng tại một điểm trong từ trường, đặc trùng cho độ mạnh yếu của từ trường, hướng của từ trường và tác dụng của lực từ. Chúng được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện được đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó.

Vecto cảm ứng từ- Cách Xác Định Cảm Ứng Từ

Nguyên lí chồng chất từ trường: Véctơ cảm ứng từ tại một điểm do nhiều dòng điện gây ra bằng tổng các véc tơ cảm ứng từ do từng dòng điện gây ra tại điểm đó.

Quy tắc nắm tay phải đối với ống dây hình trụ: Khum bàn tay phải theo các vòng dây sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện trong vòng dây, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều các đường sức từ trong lòng ống dây.

Công thức tính

Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài

Giả sử cần xác định từ trường B→ tại M cách dây dẫn một đoạn r, dây dẫn có cường độ I (A).

Vector cảm ứng từ B→ do dòng điện thẳng gây ra có:

  • Điểm đặt: Ta xét tại điểm M.s
  • Phương: Vuông góc với mặt phẳng chứa điểm xét và dây dẫn.
  • Chiều: Chúng ta sẽ xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải. “Đặt bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và có hướng là sẽ cùng hướng chiều của dòng điện, khi đó các ngón tay kia khum lại sẽ cho ta chiều của các đường sức từ.”
  • Độ lớn:

Trong đó:

  • BM là từ trường điểm M
  • rMlà khoảng cách từ điểm M đến sợi dây
  • I là cường độ dòng điện đi qua sợi dây.

Chú ý: Nếu dây dẫn có chiều dài hữu hạn thì cảm ứng từ do dây dẫn gây ra tại M được tính theo công thức

Cách Xác Định Cảm Ứng Từ

Nhận thấy khi AB = ∞ ⇒ α1 = α2 = π/2

Từ trường của dòng điện chạy trong dây uốn thành vòng tròn: Vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây được xác định

Véc tơ cảm ứng từ ->B tại tâm O của vòng dây:

  • Có điểm đặt tại tâm vòng dây;
  • Có phương vuông góc với mặt phẳng chứa vòng dây.
  • Có chiều tuân theo quy tắc: vào mặt Nam ra mặt Bắc;
  • Có độ lớn:
Cách Xác Định Cảm Ứng Từ

Nếu khung dây tròn tạo bởi N vòng dây sít nhau thì:

Trong đó:

  • B là cảm ứng từ, có đơn vị tesla (T);
  • I là cường độ dòng điện, có đơn vị ampe (A);
  • R là bán kính vòng dây mang dòng điện, có đơn vị mét (m).
  • N là số vòng dây

Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây

Giả sử muốn xác định từ trường B→ tại những điểm bên trong lòng ống dây có dòng điện cường độ I (A).

Vector cảm ứng từ B→ do dòng điện của ống dây gây ra có:

  • Điểm đặt: Tại điểm ta xét.
  • Phương: Song song với trục ống dây dẫn.
  • Chiều: Quy tắc nắm bàn tay phải. (Nêu phía trên)
  • Độ lớn:
  • N là số vòng dây
  • n là mật độ vòng dây
  • L là chiều dài ống dây.

Hiện tượng cảm ứng điện từ

Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng khi từ thông qua mạch kín (CC) biến thiên.

Định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ là: “Suất điện động cảm ứng luôn bằng về giá trị, nhưng sẽ trái dấu với tốc độ biến thiên của từ thông”. Trong đó, suất điện động là dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch điện do hiện tượng cảm ứng điện từ.

Lưu ý: cảm ứng điện từ là một hiện tượng không phải một đại lượng vật lý. Do đó, chúng ta chỉ có công thức tính cảm ứng từ.

Ứng dụng của cảm ứng điện từ trong đời sống

Các ứng dụng thực tế của cảm ứng điện từ được sử dụng trong đời sống, có thể kể đến như:

  • Ứng dụng trong thiết bị bếp từ: Thay vì sử dụng dây dẫn điện thông thường, bếp từ sử dụng cuộn dây đồng và từ trường tạo dòng điện xoay chiều, trực tiếp làm nóng bếp nhanh chóng.
  • Đèn huỳnh quang ứng dụng cảm ứng điện từ: Chấn lưu được sử dụng trong đèn huỳnh quang dựa trên nguyên lý điện từ, tạo nên điện áp cao giữa 2 đầu bóng và các ion phóng qua tác động lên bột huỳnh quang.
  • Động cơ điện trong các thiết bị làm mát, quạt điện ứng dụng cảm ứng điện từ, tạo ra dòng xoay chiều.
  • Ứng dụng máy phát điện công nghiệp: Sử dụng năng lượng cơ học để tạo ra dòng điện xoay chiều, phục vụ sản xuất và hoạt động của máy công nghiệp. Nguyên lý hoạt động: Cuộn dây điện được lắp trong từ trường quay với tốc độ không đổi, tạo nên dòng điện xoay chiều.
  • Ứng dụng trong y học: Phương pháp cấy ghép, chụp cộng hưởng từ (MRI), điều trị tăng thân nhiệt cho bệnh nhân ung thư.
  • Ứng dụng tàu đệm từ: Sử dụng nam châm để tăng tốc độ của tàu điện lên 1 mức đáng kinh ngạc.

Bài viết trên đây hướng dẫn cách Xác Định Cảm Ứng Từ, cùng với đó là kiến thức liên quan mà Hocvn tổng hợp được. Chúc bạn học tập tốt!