Cân bằng thị trường tiền tệ (Money Market Equilibrium)
Định nghĩa
Cân bằng thị trường tiền tệ trong tiếng Anh là Money Market Equilibrium. Cân bằng thị trường tiền tệ là trạng thái mà tại một mức lãi suất i0 cung tiền tệ bằng cầu tiền tệ.
Bạn đang xem: Cân bằng thị trường tiền tệ (Money Market Equilibrium) là gì? Những thay đổi của trạng thái cân bằng
Những thay đổi của trạng thái cân bằng
Sự dịch chuyển của đường cung hay đường cầu tiền sẽ làm thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu. Những dịch chuyển này có thể do các nguyên nhân sau:
(1) Sự cắt giảm cung ứng tiền tệ
Xem thêm : Sự ăn mòn hóa học là quá trình gì? Phân biệt thế nào?
Giả sử ngân hàng trung ương giảm lượng tiền cung ứng. Với một mức giá cố định, cung tiền danh nghĩa thấp hơn làm giảm cung tiền thực tế. Đường MS dịch chuyển sang trái làm tăng lãi suất.
Trường hợp ngược lại gia tăng tượng cung tiền thực tế lãi suất giảm xuống.
(2) Tăng thu nhập thực tế
Đường cầu tiền được xây dựng tại một mức thu nhập cho trước.
Sự gia tăng thu nhập thực tế làm tăng lợi ích cận biên của việc giữ tiền tại mọi mức lãi suất , và làm lượng cầu về tiền thực tế tăng, dịch chuyển đường cầu tiền sang phải.
Xem thêm : +84 thay cho số nào? Tại sao trong một số cuộc gọi đến, số máy hiển thị lại có +84?
Để giữ cho lượng cầu về tiền thực tế bằng lượng cung thực tế không đổi thì lãi suất cân bằng tăng lên.
(3) Tăng cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng
Đường cầu về tiền vẽ cho một mức lãi suất nhất định trả cho tiền gửi ngân hàng. Khi mức lãi suất này không đổi, sự gia tăng lãi suất trái phiếu sẽ làm tăng chi phí của việc giữ tiền và làm giảm lượng cầu về tiền. Điều này hàm ý có sự di chuyển lên phía trên dọc theo đường cầu tiền.
Tuy nhiên, tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng được biểu thị bằng một sự gia tăng lâu dài của lãi suất trả cho tiền gửi ngân hàng, làm giảm chi phí giữ tiền tại mọi mức lãi suất. Điều này làm tăng cầu tiền tại mỗi mức lãi suất, dịch chuyển đường cầu tiền sang phải. Với một mức cung tiền không đổi, lãi suất cân bằng tăng lên.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính; Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp