Cacbohiđrat không có chức năng nào sau đây?

Câu hỏi:

Cacbohiđrat không có chức năng nào sau đây?

A.Nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể

B.Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể

C.Vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể

D.Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể

Đáp án đúng D.

Cacbohiđrat không có chức năng điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể, Cacbohiđrat có chức năng là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể, là vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể.

Giải thích việc chọn đáp án đúng là D do:

Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O. Cacbohidrat cấu tạo theo nguyên tắc đa phân bao gồm các loại: Đường đơn, đường đôi và đường đa.

– Đường đơn gồm các loại đường có 3-7 nguyên tử C, chủ yếu là đường 5C và đường 6C.

Ví dụ: glucozơ, fructozơ, galactozơ,…

– Đường đôi: Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucozit.

Ví dụ: saccarozơ, mantozơ, lactozơ,…

– Đường đa: Gồm nhiều đơn phân liên kết với nhau theo dạng thẳng hay phân nhánh.

Ví dụ: Tinh bột, xenlulozơ, glicogen,…

– Cacbohiđrat có chức năng:

+ Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể (ví dụ glucôzơ là nguyên liệu để tiến hành quá trình hô hấp tế bào để tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống).

+ Là vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể (ví dụ xenlulôzơ cấu tạo nên thành tế bào của thực vật).

– Cacbohiđrat không có chức năng điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể, chức năng điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể thuộc về hoocmôn (có bản chất là prôtêin).

Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên:

Glucozơ

– Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146 độ C (dạng α) và 150 độ C (dạng β), dễ tan trong nước

– Có vị ngọt, có trong hầu hết các bộ phận của cây (lá, hoa, rễ…) đặc biệt là quả chín (còn gọi là đường nho)

– Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1 %).

Fructozơ

– Là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.

– Vị ngọt hơn đường mía.

– Có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%), một số loại quả chín như dứa, xoài,…

Saccarozơ

– Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn glucozơ

– Nhiệt độ nóng chảy: 185 độ C

– Có nhiều trong cây mía (nên saccarozơ còn được gọi là đường mía), củ cải đường, thốt nốt…

– Có nhiều dạng sản phẩm: đường phèn, đường kính, đường cát…

Tinh bột

– Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội

– Trong nước nóng từ 65 độ C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo (hồ tinh bột)

– Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, củ (khoai, sắn), quả (táo, chuối)…