Củ dền: Lợi ích và tác hại

Cũng như bất kỳ nguồn thực phẩm nào, bên cạnh những thông tin về nấu nước củ dền uống có tác dụng gì, bạn không thể bỏ quên những mặt trái khi lạm dụng, sử dụng củ dền không đúng cách như:

Cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng

Củ dền có chứa hàm lượng cao oxalate – một trong những nguyên nhân góp phần hình thành sỏi thận. Đôi lúc bạn sẽ nhận được lời khuyên từ bác sĩ tránh ăn các thức ăn có nhiều chất oxalat như củ dền nếu cơ thể dễ bị sỏi mật. Oxalate trong củ dền cũng có đặc tính như một chất kháng dinh dưỡng, gây khó khăn cho quá trình hấp thụ một số chất dinh dưỡng nếu sử dụng lượng lớn củ dền mỗi ngày.

Bên cạnh đó, củ dền chứa FODMAPs dưới dạng fructans. FODMAPs có thể gây ra một số triệu chứng khó tiêu hóa ở những người nhạy cảm, như những người bị hội chứng ruột kích thích và một số tác động tiêu cực khác nếu không sử dụng đúng cách.

Nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác do nước tiểu màu hồng, phân đen

Theo thống kê khoảng 10-14% người có dấu hiệu nước tiểu có màu hồng hoặc màu đỏ khi ăn nhiều củ dền. Tuy không phải là tác hại về mặt bệnh lý những nước tiểu pha màu này có thể đáng báo động vì chúng trông giống như nước tiểu có đầy máu và có thể kèm theo nhiễm trùng đường tiểu. Bởi vì tình trạng này xảy ra quá phổ biến nên trong giới y khoa đã dành riêng một thuật ngữ gọi là beeturia (nước tiểu có màu hồng khi ăn nhiều củ dền đỏ). Tình trạng Beeturia có thể xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào hàm lượng sắc tố được tiêu hóa thông qua các món ăn từ củ dền. Beeturia đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân của bạn trở nên đen lại. Thậm chí, đôi khi bạn thấy lo sợ khi nhận ra các vệt màu đỏ đáng ngờ tương tự như vệt do bệnh trĩ hoặc vết nứt hậu môn.