Cắt hộ khẩu để chuyển sang nơi ở khác là quyền, nghĩa vụ của công dân về Cư trú. Cắt khẩu được hiểu là việc công dân thực hiện kết hợp hai thủ tục đồng thời. Trước tiên là thủ tục tách ra khỏi hộ khẩu ban đầu và xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu đi nơi khác theo quy định của pháp luật. Việc này giúp công dân được nhập hộ khẩu ở nơi ở khác, được hưởng các quyền lợi liên quan. Cũng như đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về biến động dân cư. Cùng ACC tìm hiểu các thủ tục cắt và nhập hộ khẩu phải thực hiện theo quy định hiện hành.
Thủ tục cắt và nhập hộ khẩu theo quy định- Việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi?
- Đặt Tên Con Gái Năm 2022 Hợp Tuổi Bố Mẹ, Hay, Đẹp & Ý Nghĩa
- Sẽ không còn phân biệt công an và cảnh sát
- Review kem chống nắng Gorgeous có tốt không? Nhận biết thật và giả?
- Nữ 1998 lấy chồng tuổi nào hợp lý nhất? Tìm kiếm người chồng chân lý cuộc đời
I. Hộ khẩu là gì?
Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. Nó chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và một số các quốc gia khác.
Bạn đang xem: Thủ tục cắt và nhập hộ khẩu theo quy định [Cập nhật 2024]
Cơ quan Công an là bộ phận cấp sổ hộ khẩu. Khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… công dân phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Các thủ tục có thể bao gồm: Tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng…
Ngoài ra, bạn đang quan tâm, lo lắng về vấn đề tạm trú hoặc thủ tục xin tạm trú online? ACC đã giải quyết mọi thắc mắc của bạn trong bài viết này.
II. Điều kiện thực hiện thủ tục tách hộ khẩu
Hệ thống này xuống một phần từ các hệ thống đăng ký hộ gia đình Trung Quốc thời cổ đại. Hệ thống đăng ký hộ khẩu cũng có ảnh hưởng tới hệ thống quản lý công dân tại các quốc gia Đông Á láng giềng như hệ thống hành chính công của Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam. Tại nhiều nước khác, Chính phủ cũng có các loại giấy tờ xác định nơi cư trú của công dân (mục đích tương tự như hộ khẩu, chỉ khác về tên gọi), như Hoa Kỳ quản lý công dân qua các “mã số công dân”, các nước EU thì đã thống nhất sử dụng “hộ chiếu EU” là sự hợp nhất bốn loại giấy tờ: hộ khẩu, hộ tịch, CMND, hộ chiếu theo cách gọi ở Việt Nam.
Theo quy định hiện hành:
Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một nơi thường trú phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
III. Khi nào cần làm thủ tục chuyển khẩu?
“Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký”. (Khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020).
Như vậy, việc chuyển hay không chuyển hộ khẩu thường trú vẫn là lựa chọn của cá nhân để tiện cho việc cư trú và sinh hoạt của mình. Thực tế
- Có những người không muốn chuyển hộ khẩu thường trú bởi nơi thường trú cũ có nhiều quyền lợi như đăng ký học cho con, thuận tiện thực hiện các thủ tục hành chính,…
- Có những người địa chỉ thường trú mới thuận tiện hơn nên mong muốn sớm hoàn thành thủ tục chuyển hộ khẩu.
- Cha, mẹ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn muốn chuyển hộ khẩu cho con theo cha, mẹ.
IV. Điều kiện đăng ký thường trú tại nơi ở mới hiện nay gồm
Công dân có nơi ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình được phép đăng ký thường trú tại địa điểm ở hợp pháp đó.
Công dân được phép đăng ký thường trú tại địa điểm ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình trong các trường hợp sau khi nhận được sự đồng ý từ chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó:
1. Vợ về ở chung với chồng; chồng về ở chung với vợ; con về ở chung với cha hoặc mẹ; cha hoặc mẹ về ở chung với con.
2. Người cao tuổi về ở chung với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở chung với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột hoặc người giám hộ.
3. Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở chung với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở chung với người giám hộ.
Trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020, công dân được phép đăng ký thường trú tại địa điểm ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho việc đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn hoặc ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó.
2. Bảo đảm diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
Công dân không được phép đăng ký thường trú mới tại địa điểm ở quy định tại Điều 23 của Luật cư trú 2020, trừ trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020. (Xem thêm điều kiện đăng ký thường trú cho các trường hợp khác tại Điều 20 Luật cư trú 2020)
V. Thành phần, số lượng hồ sơ tách hộ khẩu
– Tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp, hồ sơ gồm:
Xem thêm : 9 vị trí đại kỵ treo đồng hồ chặn hết vận may trong nhà
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được ở cùng chỗ ở hợp pháp, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
VI. Thủ tục cắt (chuyển) hộ khẩu từ quận/huyện này sang quận/huyện khác
Theo quy định, từ ngày 01/7/2021, việc chuyển hộ khẩu từ huyện (quận) này sang huyện (quận) khác cùng tỉnh hay chuyển hộ khẩu trong cùng huyện, quận đều được thực hiện như nhau. Người dân sẽ không cần cắt hộ khẩu tại nơi thường trú cũ mà đến cơ quan Công an cấp xã nơi dự định đăng ký thường trú mới để làm thủ tục đăng ký thường trú.
Khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú, trong vòng 12 tháng người dân phải tiến hành đi đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.
1. Bước 1: Nộp hồ sơ
Công dân nộp hồ sơ tại:
– Công an xã, phường, thị trấn;
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố Hà Nội.
2. Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết
Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Bước 3: Trả kết quả
Cơ quan đăng ký cư trú sau khi thẩm định, phải cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Sau đó, thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
VII. Thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà người thân như thế nào?
Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, các trường hợp sau được nhập hộ khẩu vào nhà người thân nếu được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý, bao gồm:
Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
– Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột;- Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
– Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ,
Ngoài những trường hợp khác không thuộc những trường hợp được nêu trên không được nhập hộ khẩu về nhà người thân. Nhưng họ vẫn có thể nhập khẩu nếu có nhà ở hoặc thuê nhà, mượn nhà, ở nhờ nhà,…
1. Giấy tờ cần có khi nhập hộ khẩu vào nhà người thân
Căn cứ Điều 21 Luật Cư trú 2020, để nhập hộ khẩu vào nhà người thân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi, người chưa thành niên, chứng minh không còn cha mẹ (nếu thuộc các trường hợp này).
Xem thêm : Các đại dương tiếp giáp với châu Phi
Các giấy tờ này nộp tại Công an cấp xã nơi nhập khẩu để được giải quyết.
2. Những giấy tờ chứng minh nhân thân được chấp nhận
Theo quy định pháp luật cụ thể tại Điều 6 Nghị định 62/2021/NĐ-CP những giấy tờ chứng minh nhân thân được chấp nhận như sau:
– Chứng minh được 2 người là quan hệ vợ, chồng bao gồm: Giấy chứng nhận đã đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, được sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc có thể Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu nơi đó không có đơn vị hành chính cấp xã cư trú.
– Chứng minh được mối quan hệ thành viên trong gia đình là cha, mẹ, con: Giấy tờ khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định quyền được nuôi con nuôi; quyết định được quyền nhận cha, mẹ, con – có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc có thể là Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu nơi đó không có đơn vị cấp xã cư trú.
– Hộ chiếu còn thời gian sử dụng trong đó có chứa đầy đủ các thông tin cá nhân thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con.
– Chứng minh được mối quan hệ anh, chị, em ruột, cháu ruột: Giấy tờ khai sinh, có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc có thể Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu nơi đó không có đơn vị cấp xã cư trú.
– Chứng minh được mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ: Sự đồng ý của người giám hộ, có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc có thể Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu nơi đó không có đơn vị cấp xã cư trú.
– Chứng minh được không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án công bố cha, mẹ đã mất tích, chết – có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc có thể Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu nơi đó không có đơn vị cấp xã cư trú.
– Chứng minh được người đó đã lớn tuổi: Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, Hộ chiếu, sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.
– Chứng minh được người khuyết tật ở trường hợp đặc biệt nặng, khuyết tật nặng, người mất khả năng lao động, bệnh tâm thần hoặc các bệnh liên quan khác dẫn đến mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi: Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên hoặc xác sự nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu nơi đó không có đơn vị cấp xã cư trú.
– Chứng minh được chưa đủ tuổi vị thành niên: Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, Hộ chiếu, sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.
>> Xem thêm bài viết Thủ tục đăng ký hộ khẩu khi mua nhà mới để cập nhập thông tin.
VIII. Hướng dẫn thủ tục chuyển hộ khẩu online
Hướng dẫn đăng ký thường trú trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú như sau:
1. Bước 1:
Truy cập vào trang web dichvucong.dancuquocgia.gov.vn. Sau đó, đăng ký hoặc đăng nhập vào tài khoản dịch vụ công của bạn. Tiếp theo, chọn mục “Đăng ký thường trú” trên trang chủ.
2. Bước 2:
Nhập đầy đủ thông tin liên quan đến việc chuyển hộ khẩu và xác nhận thông tin đăng ký.
3. Bước 3:
Sau khi hoàn tất việc đăng ký, thông tin về địa chỉ thường trú mới sẽ được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho bạn về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú. Thời gian cập nhật thông tin thường mất khoảng 7 ngày theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật cư trú 2020.
Nếu bạn muốn có giấy tờ xác nhận địa chỉ thường trú mới, bạn cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy xác nhận thông tin cư trú mẫu CT07.
IX. Mọi người cũng hỏi
1. Tôi muốn cắt nhập hộ khẩu và đăng ký hộ khẩu tại một tỉnh khác vào năm 2023. Thủ tục là gì?
Để cắt nhập hộ khẩu và đăng ký hộ khẩu tại một tỉnh khác vào năm 2023, bạn cần liên hệ với cơ quan quản lý hộ khẩu cấp tỉnh tại địa phương mới. Thủ tục cụ thể có thể khác nhau tùy theo quy định của tỉnh, nhưng thường bao gồm việc nộp đơn xin cắt nhập hộ khẩu và đăng ký hộ khẩu mới, cung cấp các tài liệu cần thiết như chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, hộ khẩu cũ, và các tài liệu khác theo yêu cầu.
2. Có mất bao lâu để hoàn tất thủ tục cắt nhập hộ khẩu và đăng ký hộ khẩu khác tỉnh?
Thời gian hoàn tất thủ tục cắt nhập hộ khẩu và đăng ký hộ khẩu khác tỉnh có thể thay đổi tùy theo địa phương và quy trình cụ thể của tỉnh đó. Thường, quá trình này có thể mất từ vài tuần đến vài tháng. Để biết thời gian cụ thể và hướng dẫn chi tiết, bạn nên liên hệ với cơ quan quản lý hộ khẩu tại tỉnh bạn muốn đăng ký hộ khẩu.
3. Tôi có cần phải đóng bất kỳ khoản phí nào khi thực hiện thủ tục cắt nhập hộ khẩu và đăng ký hộ khẩu mới khác tỉnh không?
Các khoản phí liên quan đến thủ tục cắt nhập hộ khẩu và đăng ký hộ khẩu mới có thể được áp dụng, tùy thuộc vào quy định của tỉnh và cơ quan quản lý hộ khẩu cụ thể. Để biết về các khoản phí và hình thức thanh toán, bạn nên liên hệ với cơ quan cấp hộ khẩu ở tỉnh đó hoặc tham khảo thông tin trên trang web của họ.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề Thủ tục cắt và nhập hộ khẩu theo quy định [Cập nhật 2024]? Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề hộ khẩu, hãy liên hệ trực tiếp với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp