Cây Cau Tiểu Trâm hợp mệnh gì? Chúng có tác dụng gì đối với đời sống con người? Đây là những thắc mắc của rất nhiều người chơi cây cảnh. Hôm nay, Cây cảnh Minh An sẽ giúp bạn trả lời tất cả những câu hỏi này nhé. Những người yêu cây, chơi cây từ trước tới nay không xa lạ gì với loài cây nhỏ bé mà độc đáo này. Cau Tiểu Trâm với những chiếc lá bé xinh xoè rộng giống y như những tàu cau trong ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ. Chỉ khác là nó bé xinh thôi, toàn bộ cây trông giống như một cây cau mini với kích thước chỉ khoảng 25cm đến 40 cm rất đáng yêu. Đây cũng là loài cây chứa đựng rất nhiều ý nghĩa tốt lành cả về phong thuỷ và đời sống.
Nhưng trước hết chúng ta hãy tìm hiểu vài nét sơ lược về nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm sinh học của loài cây cảnh để bàn xinh đẹp này đã nhé.
Bạn đang xem: Cây Cau Tiểu Trâm để bàn
Sơ lược về nguồn gốc, đặc điểm của cây Cau Tiểu Trâm.
Cau Tiểu Trâm có tên khoa học là Chamaedorea elegans, thuộc họ nhà Cau (Arecaceae). Vốn có nguồn gốc từ vùng Trung Mỹ, nhờ thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mà cây được du nhập và trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, cây còn có tên gọi khác là cây Dừa Tụ Thân và thích nghi khá tốt với kiểu khí hậu của nước ta.
Toàn bộ cây có hình dáng giống như cây dừa mini. Chỉ là chúng có chiều cao rất khiêm tốn mà thôi. Cây Cau Tiểu Trâm để bàn chỉ cao khoảng 15-25 cm. Ngoài ra còn có loại to hơn, kích thước có thể đạt tưới 1,7m – 2m. Loại cây to này chủ yếu sử dụng làm cây cảnh trong nhà hoặc cây nội thất văn phòng. Chúng có cái tên khác là Cau Lụa Đài Loan.
Cây Cau Tiểu Trâm để bàn
Đây là loại cây thân bụi, thân màu xanh sẫm, không chia cành mà lá cây được mọc ra từ thân cây. Mỗi lá có bẹ dài, xếp lớp ôm trọn lấy thân cây. Lá cây màu xanh thẫm, xoè rộng, nhiều lá nhỏ tập hợp trên một cuống lá to đối xứng kiểu lá kép. Kết nối những chiếc lá nhỏ với nhau là cuống lá dài từ gốc đến ngọn. Mỗi chiếc lá nhỏ có đường gân nổi bật, mảnh và nhỏ, thuôn nhọn ở đầu như hình lưỡi giáo nhưng lại rất mềm mại. Tổng thể cây rất hài hoà, thu hút mọi ánh nhìn.
Ý nghĩa cây Cau Tiểu Trâm
Đây là loại cây cảnh mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp, không chỉ trong phong thuỷ mà cả trong đời sống.
Quan niệm phong thuỷ đánh giá cây có khả năng tiêu trừ tà khí. Những đầu lá nhọn như lưỡi giáo chĩa ra xung quanh khiến cho cây phát ra nguồn năng lượng phong thuỷ có thể xua đuổi tà ma và những không sạch sẽ. Giúp cho gia chủ luôn được bình an. Đồng thời cũng mang lại may mắn, sức khoẻ và nhiều tài lộc. Vì thế mà nhiều người trồng cây không đơn giản chỉ là làm đẹp không gian sống mà còn như một loại cây phong thuỷ. Giúp họ an tâm tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.
Là loài cây có sức sống rất bền bỉ. Ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khô hạn hay nắng gắt cây vẫn luôn xanh tốt quanh năm. Cây vì thế còn là biểu tượng cho ý chí vươn lên trong nghịch cảnh của con người. Nhiều người để những chậu Cau Tiểu Trâm bên mình như nhắc nhở bản thân không ngừng phấn đấu, vươn tới những mục tiêu của cuộc đời. Vậy nên cây cũng rất hợp để làm món quà tặng bạn bè, người thân, đồng nghiệp, thay cho lời chúc mừng, động viên trong những dịp đặc biệt.
Tác dụng của cây Cau Tiểu Trâm trong đời sống
Cau Tiểu Trâm còn được ví như chiếc máy lọc không khí mini. Cây lọc sạch không khí nhờ khả năng hấp thu và loại bỏ các khí độc hại thải ra từ động cơ xe, xăng dầu, khói thuốc lá… Ngoài việc cung cấp oxy cho môi trường, cây còn có khả năng hấp thụ các tia bức xạ điện từ thải ra trong quá trình sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy lạnh,…Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi cây có mặt trong hầu hết các gia đình. Các văn phòng công sở luôn chọn cây làm cây cảnh để bàn
Xem thêm : Tuổi Tý hợp cây gì? Loại cây phong thủy tốt cho người tuổi Tý?
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy màu xanh lá cây có khả năng tăng sự tập trung, làm dịu mắt và tăng hiệu suất làm việc. Trồng cây xanh cũng giúp bạn thư thái hơn, giảm căng thẳng và mang lại nguồn năng lượng tích cực. Giúp cải thiện sức khoẻ cho con người.
Bạn có thể đặt cây trong phòng khách, bàn lễ tân, ở quầy thu ngân. Hoặc đặt một chậu cây bên cửa sổ hay ngoài ban công cũng giúp bạn thu hút được nhiều luồng năng lượng tích cực, mang lại sức sống mới cho không gian.
Cây cau Tiểu Trâm hợp mệnh gì?
Để trả lời cho câu hỏi “Cây Cau Tiểu Trâm hợp mệnh gì?” Trước hết chúng ta tìm hiểu đôi chút về Thuyết Ngũ hành tương sinh, tương khắc. Theo đó, mỗi bản mệnh sẽ có màu bản mệnh của mình, đồng thời cũng có sự tương sinh, tương khắc về màu sắc với các mệnh khác. Cây Cau Tiểu Trâm với màu xanh thẫm cả thân và lá được xem là hợp với mệnh Mộc nhất. Bởi màu xanh lá là màu sắc cực kỳ hợp với mệnh Mộc. Những người mệnh Mộc trồng cây này sẽ gặp nhiều may mắn, bình an và thuận lợi hơn trong sự nghiệp. Giúp họ tránh được điềm xấu, vận rủi và khỏi bị tà khí xâm nhập.
Cũng theo Ngũ hành tương sinh thì Mộc sinh Hoả. Vậy nên cây cũng hợp với mệnh Hoả. Người mệnh Hoả trồng cây này sẽ giúp họ gia tăng may mắn và tài lộc, luôn bình an và dồi dào năng lượng sống. Chỉ có một lưu ý nhỏ là những người thuộc bản mệnh này không nên trồng cây thuỷ sinh. Vì hành Hoả luôn xung khắc với nước, sẽ không tốt cho vận khí của họ. Trồng một chậu cây xanh bên mình đôi khi đem lại cho họ những niềm vui và may mắn bất ngờ đấy.
Bạn có thể tham khảo thêm các loại cây phong thuỷ hợp với mệnh Hoả tại đây.
Cây Cau Tiểu Trâm hợp tuổi gì?
Như đã nói ở trên, Cau Tiểu Trâm có màu xanh lá nên thuộc hành Mộc. Theo Thuyết Ngũ hành tương sinh tương khắc thì cây sẽ hợp với mệnh Mộc và mệnh Hoả. Từ đó bạn có thể suy ra được ngay những tuổi sẽ hợp với loại cây này. Theo cách tra mệnh cách tử vi theo Thiên Can Địa Chi, ta sẽ có những tuổi sau đây:
- Mệnh Mộc là những người sinh vào các năm:
Nhâm Ngọ – 1942, 2002; Kỷ Hợi – 1959, 2019; Mậu Thìn – 1988, 1928; Quý Mùi – 1943, 2003; Nhâm Tý – 1972, 2032; Kỷ Tỵ – 1989, 1929; Canh Dần – 1950, 2010; Quý Sửu – 1973, 2033; Tân Mão – 1951, 2011; Canh Thân – 1980, 2040; Mậu Tuất – 1958, 2018; Tân Dậu – 1981, 2041.
- Mệnh Hoả bao gồm những tuổi sau:
Giáp Tuất: 1934, 1994; Đinh Dậu: 1957, 2017; Bính Dần: 1986, 1926; Ất Hợi: 1935, 1995; Giáp Thìn: 1964, 2024; Đinh Mão: 1987, 1927; Mậu Tý: 1948, 2008; Ất Tỵ: 1965, 2025; Kỷ Sửu: 1949, 2009; Mậu Ngọ: 1978, 2038; Bính Thân: 1956, 2016; Kỷ Mùi: 1979, 2039.
Như vậy, bây giờ bạn đã biết cây hợp với những tuổi gì rồi phải không nào?
Cách chăm sóc cây Cau Tiểu Trâm
Là loại cây có sức sống khoẻ, Cau Tiểu Trâm không quá cầu kỳ trong viêc chăm sóc. Với những ai đã chơi và chăm sóc cây cảnh nội thất rồi thì công việc này cực kỳ đơn giản. Để cây xanh tốt quanh năm bạn nên lưu ý đến mấy yếu tố sau đây.
Đất trồng
Cây không kén đất, có thể sống tốt trên đất khô cằn. Tuy nhiên để cây luôn khoẻ đẹp thì tốt nhất nên lựa chọn đất trồng giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Bạn có thể trộng hỗn hợp đất trồng + xơ dừa + trấu hun + phân hữu cơ hoặc phân bò ủ hoai mục. Tất cả các nguyên phụ liệu này đều có bán tại các cửa hàng vật tư cây cảnh hoặc ngay tại nhà vườn nhé.
Ánh sáng
Xem thêm : [Review AZ] Bánh mì chà bông bao nhiêu calo và ăn có mập không?
Cây ưa bóng râm nhưng cũng có thể chịu sáng tốt. Ngay cả trong môi trường ánh sáng mạnh cây vẫn phát triển bình thường. Vì thế, nếu ban công nhà bạn không quá nắng thì cây cũng là một lựa chọn không tồi để tô điểm cho ban công xanh mát. Nếu đặt cây trong môi trường thiếu sáng thì mỗi tuần bạn nên cho cây tiếp xúc với ánh nắng nhẹ chừng 2- 3 tiềng buổi sáng.
Nước tưới
Là dòng cây ưa ẩm, độ ẩm trung bình khoảng 60-80% là phù hợp với cây. Tưới cây 2 lần/tuần, nếu đất quá khô thì nên tưới bằng bình xịt phun sương để độ ẩm được đều khắp. Tuỳ vào kích cỡ chậu mà điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp. Không tưới quá nhiều khiến cây bị ngập úng. Nếu thấy cây bị vàng lá và héo dần trong khi đất vẫn ướt thì có nghĩa là cây đang bị thừa nước. Cách tốt nhất là ngừng tưới và thay đất trong chậu bằng đất khác khô ráo hơn. Vì nếu cây bị úng nặng, thối rễ thì sẽ rất khó để cứu sống.
Phân bón
Trước khi trồng cây nên trộn một ít phân nhả chậm vào đất trồng. Sau khoảng 2 tháng, lúc này lượng phân trong chậu đã tan hết thì bắt đầu bổ sung phân bón cho cây. Bạn có thể sử dụng NPK tổng hợp, phân trùn quế, hoặc các loại phân hữu cơ phù hợp khác đều được. Nên bón phân ít nhất 1 lần mỗi tháng để cây đủ dinh dưỡng, luôn khoẻ mạnh và tươi tốt.
Sâu bệnh
Những ai đã trồng loại cây này đều biết khắc tinh của cây chính là rệp sáp (muội trắng) và nhện đỏ. Ban đầu chỉ là những đám tơ nhỏ màu trắng bám trên lá và thân cây. Nhưng nếu không loại bỏ chúng sẽ hút hết nhựa sống của cây. Cây sẽ vì thế mà héo dần và chết. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc bạn nên chú ý quan sát tình trạng cây. Nếu thấy có hiện tượng thì cần loại bỏ ngay các đám tơ này bằng cách dùng khăn ẩm lau sạch. Sau đó dùng nước xà phòng pha loãng phun cho cây. Nếu không hết được thì dùng thuốc trừ sâu sinh học để tiêu diệt sâu bệnh.
Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có được kiến thức tổng quát về cây Cau Tiểu Trâm. Đồng thời cũng giúp bạn trả lời được câu hỏi cây Cau Tiểu Trâm hợp mệnh gì? Nếu có thắc mắc gì thêm bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline/zalo: 0988 47 0440 để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Chúc bạn luôn may mắn, hạnh phúc và bình yên khi chăm sóc những chậu cây xanh.
Xem thêm:
Cây trường sinh để bàn
Cây ngũ gia bì
Cây trầu bà xanh
Cây trầu bà đế vương xanh để bàn
Cây lưỡi hổ phong thuỷ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp