Cây mật gấu có tác dụng gì? | Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video cây mật gấu có tác dụng gì

Cây mật gấu hay cây lá đắng là một trong những cây thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong nhân dân hiện nay với những bài thuốc được chế biến từ lá cây mật gấu (lá đắng). Vậy cây, lá mật gấu có tác dụng gì? Dùng để chữa bệnh gì? Và uống hàng ngày có tốt không? Mời các bạn cùng giải đáp trong bài viết dưới đây.

Cây mật gấu (cây lá đắng)

Tên khoa học: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum

Thuộc họ: Cúc – Asteraceae

Tên gọi khác:

  • Cây mật gấu miền bắc: Hoàng liên ô rô
  • Cây mật gấu miền nam: Cây lá đắng, cây mã hổ.

Thông tin chung

Cây mật gấu hiện phân bố rộng rãi khắp các vùng miền nước ta. Tuy nhiên phổ biến nhất là các vùng núi phía bắc. Cây mật gấu mọc thành các bụi nhỏ, nhiều thân, có thể cao đến 10m. Thân cây có đường kính tối đa lên đến 40cm, vò màu xám nâu.

Lá mật gấu mọc đơn, so le với chiều dài cuống từ 0,2-4cm. Phiến lá hình trứng hoặc elip dài, hoa lưỡng tính mọc thành chùm. Tràng hoa hình ống, dài từ 5-8mm màu trắng. Quả hình trám, thường có màu nâu hoặc đen.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu cho thấy trong thân và lá cây mật gấu bao gồm các thành phần sau: Xanthone; Vitamin B1; Vitamin B2; Vitamin A; Vitamin E; Vitamin C; Terpene; Steroid; Tannin; Flavonoid; Axit phenolic; Các loại vi khoáng như: kẽm, sắt, đồng,… Nước; Magie; Selenium.

Bộ phận sử dụng

Trong các bộ phận của cây mật gấu: thân rễ và lá là những bộ phận được dụng làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm và thường lựa chọn những cây không quá già hoặc quá non.

Tuy nhiên lá mật gấu được sử dụng phổ biến hơn cả bởi thuận lợi trong thu hoạch và chế biến.

Thu hái và chế biến

Quá trình thu hái, chế biến cây mật gấu hết sức đơn giản, gồm 2 bước sau:

  • Bước 1: Hái hoặc chặt cây mật gấu về và rửa sạch.
  • Bước 2: Chặt nhỏ vừa để phơi khô để sử dụng dần hoặc dùng tươi đều được.

Cây, lá mật gấu sau khi chế biến mang đi bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát.

Cây, lá mật gấu chữa bệnh gì?

Các tài liệu dược học chỉ ra rằng, các thành phần của cây và lá mật gấu có tác dụng rất tốt trong việc trị các bệnh: phong hàn, tê thấp, các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, sỏi thận, bệnh gan hay giải rượu rất tốt.

Thực tế đã chứng minh tác dụng chữa bệnh của lá đắng khi nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng lá này để chữa một số bệnh theo phương pháp dân gian. Điển hình như:

  • Ở Ấn Độ, người ta sử dụng lá mật gấu để chữa về tiểu đường, giảm ho, trị sốt, cảm cúm và phát ban.
  • Tại Congo rễ và lá cây mật gấu được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu hóa như kiết lỵ, dạ dày, gan. Và các bệnh đường ruột, giun – ký sinh trùng tiêu hóa.
  • Ở Nam Phi người ta dùng lá mật gấu để chữa bệnh vô sinh hay rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Tây Phi lá mật gấu được sử dụng làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái tháo đường. Và các vấn đề liên quan tới sự chuyển hóa của gan.
  • Tại Việt Nam, lá mật gấu được sử dụng phổ biến dưới dạng nước sắc hoặc trà trong việc chữa các bệnh như: tiểu đường, tiêu hóa, trị mụn,… tăng cường sức khỏe.

Với khả năng chữa bệnh đã được minh chứng. Cây mật gấu có thể được coi là thần dược cho sức khỏe, khắc tinh của nhiều loại bệnh tật. Được khuyên dùng rộng rãi.

Cây, lá mật gấu có tác dụng gì?

Ngoài tác dụng chữa bệnh ra, cây và lá mật gấu còn có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Trong việc cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật.

Dưới đây là những tác dụng của cây mật gấu chúng mình đã tổng hợp được, mời các bạn tham khảo:

1. Giảm nồng độ cholesterol xấu

Nồng độ cholesterol cao trong cơ thể, đặc biệt các cholesterol xấu (LDL-cholesterol) là yếu tố hàng đầu gây bệnh tim, đột quỵ và bệnh Alzheimer. Theo ấn bản tháng 2/2008 của “Tạp chí sức khỏe mạch máu và quản lý rủi ro”: lá mật gấu có thể làm giảm cholesterol xấu. Từ đó giúp hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và béo phì.

Ngoài ra trong một nghiên cứu tiến hành trên động vật. Những con vật được bổ sung chiết xuất từ lá đắng giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể xuống 50% so với bình thường.

2. Lá mật gấu là chất chống oxy hóa

Quá trình oxy hóa luôn xảy ra, ngay cả trong cơ thể người. Các tế bào bị tấn công, oxy hóa liên tục, nếu không có sự kiểm soát và bảo vệ kịp thời có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành các tế bào tiền ung thư.

Trong báo cáo tháng 12/2006 về “Hóa học và thực phẩm”, lá mật gấu là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Do đó, uống nước lá mật gấu thường xuyên sẽ giảm đáng kể quá trình oxy hóa ở người. Tăng cường sức đề kháng và miễn dịch.

3. Ngăn ngừa ung thư vú

Trong một nghiên về các tế bào ung thư vú ở người. Các nhà khoa học từ Đại học bang Jackson, Mỹ đã phát hiện ra rằng lá mật gấu có tác dụng ức chế sự tăng trưởng và tăng sinh tế bào ung thư vú.

Các hoạt chất có trong thân và lá mật gấu có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh gan và cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể. Ngăn chặn các hoạt động của các tế bào ung thư dạ dày, tế bào ung thư vú.

Sử dụng nghệ kết hợp với lá mật gấu có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển bệnh ung thư. Bởi tinh chất curcumin trong củ nghệ sẽ kết hợp với các hoạt chất của lá mật gấu tạo thành lớp phòng thủ tuyệt vời cho cơ thể.

4. Cung cấp axit béo không bão hòa

Lá mật gấu là nguồn cung cấp axit linoleic và axit linolenic – các axit béo không bão hòa. Đây là hai loại axit béo quan trọng mà cơ thể con người không thể tự tạo ra. Chỉ được cung cấp qua chế độ ăn uống hằng ngày.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ (ấn bản tháng 11/2001) cho thấy: chế độ ăn giàu hai axit béo này giúp cơ thể chống lại bệnh tim mạch. Trong nghiên cứu này, những người tiêu thụ một lượng lớn các axit linoleic và axit linolenic có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 40% so với người bình thường. Con số này đã mở ra chương mới trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tim mạch.

5. Công dụng giảm sốt

Các hoạt chất của lá mật gấu như lacton andrographolide, glucosides, fiterpene và flavonoid có công dụng làm giảm sự căng thẳng của cơ thể. Đã được chứng minh có công dụng giảm sốt hiệu quả.

Cách dùng như sau: Sắc 10g lá đắng khô cùng với khoảng 25g nghệ củ trong 200ml nước cho đến khi còn 100ml. Để còn hơi ấm, cho thêm mật ong vào tùy theo khẩu vị của từng người, chia làm 3 lần uống trong ngày.

6. Chữa bệnh sốt rét

Ký sinh trùng plasmodium – là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh sốt rét ở người. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong cây mật gấu có chứa một số hoạt chất có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng này. Vì vậy lá mật gấu được sử dụng phổ biến trong các trường hợp bệnh sốt rét. Nổi bật là Ấn Độ.

Cách dùng như sau: Lấy một nắm nhỏ lá mật gấu sắc cùng 4 chén nước cho đến khi còn 2 chén, chia thành 3 lần uống trong ngày.

7. Hạ huyết áp

Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp là bệnh lý khá nguy hiểm khi không có triệu chứng cụ thể nào. Nghiêm trọng có thể gây ra tai biến mạch máu não, suy tim,… Đây được các chuyên gia tim mạch đánh giá là kẻ giết người thầm lặng.

Thành phần kali trong cây mật gấu có tác dụng loại bỏ nước và muối trong cơ thể giúp điều hòa huyết áp. Thân, lá hoặc rễ cây mật gấu đều có tác dụng này.

Cách dùng như sau: Lấy 5 lá mật gấu tươi rửa sạch, sau đó đun cùng 3 chén nước. Đun sôi, vặn nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 2 chén nước thì tắt bếp và để nguội. Vớt hết bã, có thể pha mật ong cho vừa uống, chia nước thuốc còn lại thành 3 lần uống hết trong ngày.

8. Chữa viêm ruột thừa

Trong Đông Y có một bài thuốc sử dụng lá mật gấu chữa viêm ruột thừa vô cùng hiệu quả.

Sử dụng như sau: Lấy 30g lá mật gấu tươi cho vào ấm sắc cùng 400ml nước. Đun đến khi còn khoảng 250ml thì tắt bếp để nguội. Pha thêm mật ong cho vừa uống rồi chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Kiên trì đến khi khỏi bệnh.

9. Cây mật gấu hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chất andrographolide trong cây mật gấu có khả năng hạ đường huyết hiệu quả. Một nghiên cứu đã chứng minh uống nước lá đắng có công dụng làm giảm lượng đường trong máu ở chuột đực. Bên cạnh đó cây mật gấu còn được sử dụng rộng rãi trong chữa trị bệnh tiểu đường ở Việt Nam.

Bài thuốc uống từ lá mật gấu được đánh giá là 1 trong 12 Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường tốt nhất hiện nay.

Cách dùng như sau: Lấy khoảng 5g lá mật gấu tươi, rửa sạch, hãm trong 1 chén nước nóng, để nguội. Chia thành 2 lần uống sáng và tối, sau bữa ăn.

Ngoài ra Thực phẩm chức năng cũng là lựa chọn người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua.

10. Chữa trị nhiễm trùng đường hô hấp

Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp có thể do virus, vi khuẩn hoặc các sinh vật khác gây ra. Nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới có thể dẫn đến các nhiễm khuẩn thứ phát.

Với xanthone trong thành phần, lá đắng có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại từ bên ngoài, phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Cách dùng như sau: Lấy khoảng 9 – 15g lá khô, sắc với 3 chén nước đến khi còn 1 chén. Lọc bỏ bã, để nguội chia uống 2 lần trong ngày.

Người gặp các vấn đề về hô hấp nên tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ hô hấp tại đây.

11. Điều trị bệnh lỵ Bacillary

Tương tự như các vấn đề về hô hấp, cây mật gấu cũng rất hiệu quả với các chủng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Trong đó có chủng Bacillary – nguyên nhân gây ra bệnh lỵ.

Cách dùng như sau: Lấy khoảng 9 – 15g lá đắng khô, sắc với 3 chén nước đến khi còn 1 chén. Lọc bỏ bã, để nguội chia uống 2 lần trong ngày.

(Ngoài ra cây mật gấu còn mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Chúng mình sẽ tiếp tục cập nhật thêm trong thời gian tới…)

Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không?

Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không? Uống lá mật gấu nhiều hại gì không? Hay tác dụng phụ của lá mật gấu là gì? Là những thắc mắc của rất nhiều người hiện nay.

Tham khảo các tài liệu: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi; Từ Điển Trung Dược Học;… và các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Có thể thấy: Uống lá mật gấu hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên uống quá nhiều hoặc lạm dụng quá mức sẽ gây hại cho sức khỏe với nhiều tác dụng phụ khác nhau.

Những tác hại, tác dụng phụ khi uống quá nhiều hoặc quá lạm dụng lá đắng gồm:

  • Tác dụng phụ cho tiêu hóa: Gây ra tình trạng viêm nhiễm và suy giảm chức năng tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, khó tiêu.
  • Tác dụng phụ cho huyết áp, tim mạch: Dùng quá nhiều sẽ gây ra sự rối loạn hệ thống huyết áp. Làm tăng nguy cơ bị tê liệt chân tay, đột quỵ ở người dùng.
  • Gây suy giảm hệ thống miễn dịch: Làm cho hệ thống bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân vi khuẩn trở lên suy yếu. Gia tăng khả năng mắc bệnh từ virus, vi khuẩn, nấm.
  • Gây ngộ độc thực phẩm: Uống quá nhiều nước lá đắng sẽ khiến cơ thể bị sốc thuốc với các biểu hiện đau đầu, nôn mửa, mặt tái xanh, chân tay run rẩy.
  • Gây hạ huyết áp đột ngột: Uống quá nhiều cũng có thể gây hạ huyết áp đột ngột, cần chú ý.

Vì vậy sử dụng lá mật gấu đúng cách, đúng liều lượng rất quan trọng. Vừa giúp phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe vừa giúp tránh khỏi những tác hại không đáng có.

Một số cách dùng cây mật gấu

Ngoài các cách dùng đã nêu trên phần tác dụng, các bạn có thể áp dụng một số cách sử dụng cây mật gấu dưới đây:

  • Lá mật gấu uống với bia hoặc rượu trắng: Lấy lá mật gấu mang đi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó giã nát và lọc lấy phần nước cốt, pha nước cốt thu được với bia hoặc rượu trắng theo tỉ lệ 2:1 và khuấy đều. Uống 2 lần vào 2 buổi sáng và tối trong 4 tuần liên tục để trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
  • Cây mật gấu ngâm rượu: Lấy thân và rễ tươi cây mật gấu rửa sạch, bỏ vỏ, để ráo nước. Sau đó chẻ nhỏ cho vào bình thủy tinh ngâm cùng rượu 40-45 độ. Ngâm sau 1 tháng là có thể sử dụng (ngâm càng lâu càng tốt), uống trước bữa ăn mỗi lần từ 1-2 ly nhỏ. Một ngày uống không quá 6 ly.
  • Nấu nước uống cây mật gấu: Lấy lá và thân cây mật gấu, đun với nước theo tỉ lệ 20g thân, lá tươi với 1 lít nước trong 15 phút. Uống nước này hàng ngày, có thể dùng thay nước lọc.

Chú ý: Ở Thanh Hóa cũng có cây lá đắng dùng để nấu canh lá đắng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây không phải cây mật gấu, cần cẩn thận để tránh nhầm lẫn.

Lời kết: Lá và cây mật gấu là một vị thuốc dân gian có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Các bạn nên tìm hiểu để sử dụng cho bản thân và những người thân yêu. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về vị thuốc này. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm các bài viết liên quan

  • Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không? Hướng dẫn uống đúng cách
  • Uống cây Lạc Tiên nhiều có tốt không? Nên uống bao nhiêu là đủ?

  • Uống nước lá ổi có tác dụng gì? | Uống nước lá ổi hàng ngày có tốt không?

  • Uống nước đậu bắp nhiều có tốt không? Uống bao nhiêu là hợp lý