Cây thù lù nấu nước uống trị bệnh gì ?

Thù lù là một loại cây mọc hoang dại ở nhiều nơi tại Việt Nam. Từ lâu, chúng đã được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để chữa các bệnh như tiểu đường, thanh nhiệt cơ thể, viêm phế quản. Dưới đây chính là vài nét về cây thù lù và những công dụng của chúng.

Vài nét về đặc điểm của cây thù lù

Theo như Y Học Cổ Truyền, cây thù lù còn có nhiều tên gọi khác như tầm bóp, bùm bụp, lồng đèn. Chúng đều chỉ một loại cây với tên khoa học là Physalis angulata – thuộc họ cà (Solanaceae). Thù lù mọc dại và có một vài đặc điểm như sau:

  • Cây thân thảo, cao từ 50 đến 90cm, thân cây phân chia thành nhiều cành và mọc rủ xuống đất.
  • Lá cây màu xanh có hình bầu dục, với chiều dài khoảng 0,3cm và chiều rộng 0,2 – 0,4cm, mọc theo kiểu so le và nối liền với thân bằng một cuống lá dài.
  • Hoa của cây mọc đơn độc màu trắng, với 5 cánh hoa và nhụy vàng. Đài hoa màu xanh có hình chuông, bên ngoài đài được bao phủ bởi lớp tơ mịn.
  • Quả của cây có hình tròn, thuộc loại quả mọng với bề mặt nhẵn và ra quả quanh năm. Quả có màu xanh khi còn non và chuyển dần sang màu cam hoặc đỏ khi đã chín. Bên ngoài quả có một lớp đài bảo vệ, khi dùng tay bóp vào sẽ phát ra tiếng kêu.

Phân biệt các loại cây thù lù

Trong tự nhiên, cây thù lù có thể chia làm nhiều loại, mỗi loại sẽ đem đến những công dụng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Thù lù cạnh: Là loại cây phổ biến nhất với những đặc điểm như chúng tôi đã mô tả ở trên. Chúng thường được dùng trong các bài thuốc điều trị.
  • Thù lù nhỏ (Physalis minima): Đây là một loại cây thảo hằng niên, với chiều cao là 40cm, thân cây có lông. Phiến lá cây dài từ 2 – 9cm và rộng khoảng 1 – 5cm, mặt lá có lông mịn với phần mép răng cưa. Loại cây này có hoa nhỏ, màu vàng nhạt và tràng hoa có các đốm nâu.
  • Thù lù lông: Có chiều cao gần 1m, thân cây phủ đầy lông với nhiều nhánh, cành. Lá cây có chiều dài khoảng 3,5 – 10cm, chiều rộng từ 2 – 5cm với lông mềm. Loại cây này thường có hoa màu vàng, mọc đơn độc ở lá và có lông. Đài hoa cao khoảng 5mm với tràng hoa hình chuông.
  • Thù lù đực: Cao khoảng 50 – 80cm, thân cây có nhiều lông và phân chia nhiều cành. Lá cây mềm nhẵn, với hình bầu dục, dài từ 4 – 15cm và rộng 2 – 3cm. Hoa cây nhỏ mọc thành từng tán nhỏ ở kẽ lá và có màu trắng. Quả cây hình cầu, có màu xanh khi còn non và chuyển dần sang màu đen tím khi chín. Đây là loại cây có chất độc và khi vò có mùi hôi.

Những công dụng tuyệt vời của cây thù lù

Hầu hết các bộ phận của cây thù lù đều được sử dụng trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh. Sau khi thu hoạch, chúng thường được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, đất cát say đó phơi hoặc sấy khô. Dược tươi có thể quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong 1 – 2 ngày. Chúng có thể mang lại những công dụng như sau:

Phòng ngừa bệnh tim, giảm lượng cholesterol có trong máu

Cây thù lù có chứa một lượng lớn vitamin C, do đó có thể trung hòa các gốc tự do có hại trong cơ thể, từ đó giúp giảm thiểu các vấn đề về tim mạch.

Bên cạnh đó, lượng vitamin C và A có trong cây cũng có thể làm giảm cholesterol trong máu, hạn chế đột quỵ.

Ngăn ngừa sự tổn thương của các mô trong cơ thể

Hàm lượng vitamin C cao có thể hỗ trợ làm giảm đau nhức và tổn thương, thậm chí là tăng khả năng phục hồi các mô cơ sau khi tập thể dục.

Điều trị ung thư

Một số nghiên cứu hiện nay cho thấy, tiêu thụ một lượng thực phẩm giàu vitamin C như thù lù có thể giúp hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư ruột kết và ung thư miệng.

Giúp sáng mắt

Một lượng nhỏ cây thù lù đã có thể đáp ứng được nhu cầu vitamin A hàng ngày. Lượng vitamin này có thể ngăn ngừa khô mắt, giúp cho mắt bạn dễ dàng thích nghi tốt hơn với bóng tối và ánh sáng. Bảo vệ võng mạc luôn khỏe mạnh, phòng ngừa đục thủy tinh thể.

Điều trị cảm lạnh, hạ sốt

Hàm lượng vitamin và khoáng chất cao trong cây thù lù có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, phổ biến nhất là cảm lạnh.

Điều trị tiểu đường và phòng ngừa sỏi tiết niệu

Lượng vitamin C cao trong cây thù lù có thể giúp tăng insulin trong máu nên khá hữu ích đối với bệnh tiểu đường. Ngoài ra, vitamin A còn giúp hình thành canxi photphat góp phần ngăn ngừa sỏi tiết niệu.

Tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng và hỗ trợ chữa lành vết thương

Cả vitamin A và vitamin C đều là những chất có khả năng tăng cường miễn dịch rất tốt. Chúng có thể hỗ trợ chống lại nhiễm trùng, tăng cường số lượng các tế bào bạch cầu. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp thúc đẩy các mô liên kết, giúp vết thương nhanh lành hơn.

Những lưu ý khi sử dụng cây thù lù làm thuốc

Hầu hết loại dược liệu nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó, khi dùng cây thù lù làm thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Không nên sử dụng cây thù lù trong thời gian dài, cần tham khảo kỹ lưỡng liều lượng từ bác sĩ.
  • Nếu đã từng bị dị ứng hoặc sau khi sử dụng nhận thấy những phản ứng dị ứng thì cần ngưng sử dụng ngay lập tức
  • Cây thù lù có thể tương tác với các loại thuốc tây y hoặc bất cứ thảo dược nào khác do đó cần cẩn thận trong quá trình sử dụng.
  • Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai là đối tượng cần đặc biệt lưu ý không sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Loại thù lù đực chúng tôi đã trình bày ở trên không những không có khả năng chữa bệnh mà ngược lại còn có độc, do đó cần lưu ý kỹ khi sử dụng.

Trên đây chính là vài nét chính về cây thù lù cũng như những công dụng tuyệt vời mà chúng mang lại. Hãy tham khảo thật kỹ để sử dụng chúng sao cho hợp lý nhất nhé!