Cây trường sinh hợp mệnh gì? Kỹ thuật chăm sóc và ý nghĩa của chúng? Thường là những vấn đề được giới chơi cây cảnh quan tâm. Trường sinh – loài cây mang sức sống mãnh liệt không những tạo cho bạn không gian sống tươi mới mà còn mang đến những giá trị phong thủy tốt lành. Bài viết sau sẽ khái quát đến bạn công dụng, đặc điểm, cách chăm sóc cùng những chủ đề liên quan đến loại cây này nhé!
Đặc điểm của cây trường sinh
Tên khoa học của trường sinh là Peperomia Obtusifolia, một loại thực vật thuộc họ cây Thuốc bỏng, có nguồn gốc từ đất nước Nam Phi xa xôi. Cây còn được biết đến với một số tên gọi thú vị khác như: Diệp Snh Căn, Thiên Cảnh, Đả Bất Tử, Lá Bông,.. Và cái tên trường sinh cũng được người Việt suy ra từ những cụm từ Hán Việt này.
Bạn đang xem: Cây trường sinh hợp mệnh gì? Kỹ thuật trồng cây trường sinh đúng chuẩn
Với đặc điểm thân thảo mọng nước, trường sinh tượng trưng cho sức sống vĩnh cửu, trường tồn với thời gian. Lá của cây dày, màu xanh bóng, có hình bầu dục được mọc ra từ thân và gốc, phát triển cực kỳ xum xuê. Dựa vào kích thước lá, người ta chia thành cây trường sinh lá dài và cây trường sinh lá tròn. Hoa trường sinh có màu trắng và tỏa hương thơm nhẹ, thời gian hoa nở khá dài, khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Chiều cao trung bình của cây trường sinh là từ 15cm – 25cm, nhờ thêm đặc tính kháng chịu tốt, hầu như không có sâu bệnh, nên nếu được chăm sóc, phát triển trong điều kiện tốt, cây có thể cao tới 40cm và xanh tốt quanh năm đúng như tên gọi của nó. Vì có vóc dáng nhỏ bé, nên trường sinh thường được trồng làm cây cảnh để bàn, phổ biến nhất là cây trường sinh được đặt trong không gian phòng khách.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây đại phú gia hợp mệnh gì? Cách trồng và ý nghĩa phong thủy
Công dụng và ý nghĩa phong thủy?
Công dụng
- Khả năng thanh lọc không khí: Màu xanh dịu mát của những chiếc lá xanh mướt đã góp phần làm tăng khả năng lọc sạch bầu không khí, loại bỏ những tạp chất độc hại như cacbondioxit, fomandehit,… giúp bảo vệ sức khỏe cho hô hấp và hệ thần kinh.
- Trang hoàng không gian sống và nơi làm việc: Với vẻ ngoài nhỏ nhắn, hút mắt, trường sinh thường được trồng trong những chậu nhỏ và trang trí ở phòng khách hoặc bàn làm việc, ban công hay cửa sổ,… tạo điểm nhấn cho không gian bớt nhàm chán. Đặc biệt, sự xuất hiện của chậu trường sinh tại góc làm việc, học tập ngoài tăng tính thẩm mỹ, còn có khả năng hấp thụ các bức xạ độc hại từ máy tính, thiết bị văn phòng giúp xua tan cảm giác căng thẳng mệt mỏi, tăng hiệu suất làm việc.
- Công dụng khác trong y học: Theo dân gian, nhựa của lá cây trường sinh có thể giúp điều trị vết bỏng hiệu quả. Chỉ cần vò nát phần lá rồi đắp lên vết bỏng, sẽ giúp làm dịu cơn bỏng rát nhanh chóng. Những ai ho dai dẳng, trường sinh cũng là một phương thuốc chữa ho hiệu quả tại nhà.
Ý nghĩa phong thủy cây trường sinh
Không phải tự nhiên mà loại cây này lại có tên gọi là trường sinh hay bất tử, mà song hành với sự trường tồn mãi mãi, trường sinh còn đại diện cho những tầng ý nghĩa khác nhau. Lá cây tròn trịa, viên mãn biểu tượng cho may mắn và tài lộc, công việc luôn thuận buồm xuôi gió. Lá cây xum xuê, tượng trưng cho sự gắn kết, vượng khí.
Xem thêm : SỮA CHUA TRÂN CHÂU BAO NHIÊU CALO? ĂN CÓ BỊ BÉO KHÔNG?
Sức sống mãnh liệt, bền bỉ của trường sinh đại diện cho ý chí chiến đấu kiên định trong mọi hoàn cảnh, hàm ý mong ước tạo dựng mối quan hệ bền vững theo thời gian. Năng lượng tích cực lan tỏa ra từ câu trường sinh giúp chúng trở thành một món quà mừng thọ, quà Tết với ý nghĩa cầu chúc may mắn, sức khỏe đến người nhận.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Lan Ý Thủy Sinh – Ý Nghĩa Phong Thủy, Công Dụng & Cách Trồng
Cây trường sinh hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Cây trường sinh hợp mệnh gì và tuổi gì nhất là câu hỏi được khá nhiều dân chơi cây cảnh quan tâm. Nhìn vào sắc xanh tươi tắn của trường sinh, có lẽ không có mệnh nào phù hợp ngoài mệnh Mộc. Màu xanh mơn mởn trên thân và lá của cây chính là màu mang lại may mắn và khởi đầu mới cho người mang hành Mộc.
Chính vì vậy những ai mang mệnh này nên đầu tư cho mình một chậu bonsai trường sinh thật đẹp trưng ở nơi yêu thích để giúp gia tăng may mắn và mọi sự đều như ý nhé!
Xét về phương diện phong thủy, tuổi hợp với loài cây này nhất đó là con giáp tuổi Ngọ. Với tính cách năng động, nhiệt tình pha chút hoang dã của những chú Ngựa. Con giáp này thích khám phá muôn điều mới mẻ trong cuộc sống này. Tuy nhiên, họ lại khiêm tốn về việc che giấu và kiềm chế cảm xúc của mình. Vì vậy, để cân bằng cuộc sống và xây dựng các mối quan hệ trở nên tốt đẹp, tuổi Ngọ nên chọn một chậu trường sinh làm vật phẩm phong thủy mang đến may mắn cho riêng mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Ngũ Gia Bì Hợp Mệnh Gì? Ý Nghĩa Và Công Dụng Cực Hữu Ích
Nên đặt cây trường sinh ở đâu?
Khi đã biết được cây trường sinh hợp mệnh gì? Tiếp theo bạn cần xác định vị trí đặt phù hợp để phát huy công dụng và mang đến ý nghĩa tốt lành. Vì cây có hình dáng nhỏ nhắn, nên hầu như bạn đều có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong nhà. Có thể trang trí ở góc nhỏ bàn làm việc, phòng khách, kệ trưng bày,… Thông thường phía Đông Nam hoặc phía Đông là hướng thích hợp để đặt hoặc trồng loại cây này.
Cây trường sinh có độc tố không?
Xem thêm : Du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới
Nhiều người thường thắc mắc rằng thực sự cây trường sinh có độc tố hay không? Tại sao lại có thể trường tồn lâu dài như vậy. Câu trả lời là không, ngược lại đây là loài cây hoàn toàn lành tính và có nhiều ý nghĩa cũng như ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Cách trồng và chăm sóc cây trường sinh đúng chuẩn
4 bước trồng cây trường sinh đúng kỹ thuật
- Bước 1: Chuẩn bị chậu và cho đất trồng vào
- Bước 2: Tạo độ chắc chắn bằng cách dùng tay nén nhẹ, tránh dùng lực nén quá mạnh sẽ làm giảm độ tơi xốp và thoáng khí của đất
- Bước 3: Cắm nhẹ nhàng cuống lá hoặc cành vào đất
- Bước 4: Để cây có độ ẩm và nhanh kích rễ, bạn cần tưới nước đều đặn. Sau khoảng thời gian 5 – 10 ngày, cây con sẽ được hình thành từ lá và cành non đã trồng.
Ngoài ra, cây trường sinh còn có thể trông theo phương pháp thủy sinh trong bể nước để trang trí phong không gian làm việc hoặc phòng khách.
Cách chăm sóc để trường sinh phát triển tốt
- Đất trồng: Trường sinh sinh sống được ở cả đất thịt và đất mùn. Tuy nhiên, đất mùn có độ ẩm trung bình, kết hợp thêm các thành phần như: trấu, phân, xơ dừa,… sẽ tốt hơn cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Tưới nước: Tùy vào điều kiện thời tiết và nơi trồng trường sinh mà phân chia lượng nước tưới phù hợp. Nếu bạn trồng trong môi trường văn phòng, thì tưới nước 1 lần/tuần là vừa đủ, còn ngoài trời thì chỉ cần 2 lần/tuần. Không nên tưới quá nhiều, vì sẽ dễ gây ngập úng và vàng lá.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng để cây trường sinh sinh trưởng tốt là từ 18 – 30 độ C. Nếu vượt mức ngưỡng này, cây sẽ dần rụng bớt lá và chết đi.
- Ánh sáng: Ánh sáng bán râm, ít nắng sẽ là điều kiện tuyệt vời để cây trường sinh phát triển. Thích hợp nhất là ở ban công, phòng làm việc, giếng trời, sau cửa sổ,… Muốn cây khỏe mạnh hơn, đêm đến bạn có thể mang cây ra ngoài để trao đổi không khí nhé!
Ngoài ra trong quá trình chăm sóc bất cứ loại cây trồng nào cũng không thể thiếu công đoạn bón phân. Đối với trường sinh, cứ 2 tháng bạn nên bón phân NPK 1 lần và mua thuốc trừ sâu hữu cơ về phun nếu cây bị bệnh. Cần chú ý những lá sâu, cành hư thối thì cắt bỏ đi, tránh bị ảnh hưởng cả cây.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã giải đáp được câu hỏi cây trường sinh hợp mệnh gì? Cũng như nắm được những thông tin về đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng loại cây này. Hãy thử sắm cho mình một chậu Bonsai trường sinh và chăm sóc chúng thật xum xuê và xanh tốt bạn nhé! Nếu bạn đang có nhu cầu hoặc sở thích về thú nuôi cây cảnh thì có thể truy cập website rao vặt Mua Bán để lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu giải trí của mình nhé!
Nếu có nhu cầu mua bán nhà giá rẻ, uy tín tại Mua Bán, bạn có thể truy cập trực tiếp tại đây:
>>> Xem thêm:
- Góc nhà nông : Bí quyết chọn đất trồng cây để sinh trưởng tốt nhất
- 16 cây phong thủy trước nhà nên trồng giúp thu hút tài lộc năm 2023
- Mệnh Thủy Hợp Màu Gì? Màu Sắc May Mắn, Tài Lộc Cho Mệnh Thủy
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp