Điện li (ion hóa) là quá trình phân ly các chất trong nước tạo thành ion âm (anion) và ion dương (cation). Hay hiểu đơn giản hơn thì điện li là quá trình phân li các chất trong nước ra ion, những chất tan trong nước được phân li ra thành ion được gọi chất điện li. Đây là nguyên nhân khiến các dung dịch axit, bazơ hay muối có thể dẫn điện được. Sở dĩ axit, bazo hay muối vó thể dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.
Chất điện li là những chất khi tan trong nước hoặc nóng chảy có thể phân li thành các ion. Dung dịch của các chất điện li dẫn điện được.
Bạn đang xem: Chất nào là chất điện li yếu?
2. Chất điện li được chia thành hai loại:
- Chất điện li mạnh: là những chất khi tan trong nước hoặc nóng chảy, phần lớn các phân tử hòa tan đều phân li thành ion.
- Chất điện li yếu: là những chất khi tan trong nước hoặc nóng chảy, chỉ một phần nhỏ các phân tử hòa tan phân li thành ion.
Ví dụ về chất điện li mạnh là:
- Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4,…
- Các bazơ mạnh: NaOH, KOH,…
- Các muối tan: NaCl, Na2SO4,…
Ví dụ về chất điện li yếu là:
- Các axit yếu: CH3COOH, H2S,…
- Các bazơ yếu: NH3, Mg(OH)2,…
- Một số muối: NH4Cl, HgCl2,…
3. Chất điện li yếu
Xem thêm : Gạo lứt đen bao nhiêu calo? 8 tác dụng của gạo lứt đen đối với sức khỏe
Để biết được chất nào điện li yếu hơn chất còn lại thì phương pháp cơ bản là thực nghiệm và làm cân bằng điện li. Cân bằng điện li là sự phân li của các chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch. Khi tốc độ phân li của phân tử chất điện li (phản ứng thuận) bằng tốc độ kết hợp giữa các ion thành phân tử chất điện li (phản ứng nghịch) thì cân bằng của quá trình điện li được thiết lập. Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li.
Đặc điểm của cân bằng điện li:
- Các phương trình phản ứng thuận nghịch như trên là một hệ cân bằng và được gọi là cân bằng điện li.
- Cân bằng điện li cũng thuộc loại cân bằng động giống như mọi cân bằng hoá học khác nên cân bằng sẽ chuyển dời theo chiều chống lại các nguyên nhân làm thay đổi cân bằng. Cân bằng điện li là cân bằng động nên cân bằng điện li cũng tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê ( Le Chatelier).
- Sự phân li càng hoàn toàn khi cân bằng càng chuyển dời theo chiều thuận, và sự dịch chuyển cân bằng phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ mol/lít của chất tan.
- Khi nhiệt độ càng tăng hay dung dịch càng loãng thì sự phân li càng hoàn toàn, cân bằng càng chuyển dời theo chiều thuận. Vì thế ta phải so sánh độ mạnh của các chất điện li ở cùng một điều kiện nhiệt độ và nồng độ.
Ở cùng một nhiệt độ và cùng một nồng độ mol/ lít chất điện li càng mạnh thì sự phân li càng hoàn toàn tức là cân bằng càng chuyển dời theo chiều thuận và ngược lại chất điện li càng yếu thì sự phân li càng không hoàn toàn, cân bằng càng chuyển dời theo chiều nghịch.
Như đã trao đổi ở trên thì chất điện li yếu là các axit yếu, bazơ yếu và một số muối là chất điện li yếu và ngược lại các axit mạnh, bazơ mạnh và hầu hết các muối là chất điện li mạnh.
Xem thêm : Canh ngó ( bồng )khoai nấu tôm khô đậm đà thơm ngon
Nếu đặt các chất sau thì chất nào là chất điện li yếu: KNO3, NaOH, HCl, NH4Cl, HNO3, KOH, MgCl2, Ca(OH)2, CH3COOH. Chất điện li yếu trong các chất trên là CH3COOH.
Giải thích:
Vì HCl là axit mạnh, MgCl2 là muối tan, Ca(OH)2 là dung dịch bazơ, KNO3 là muối tan, NaOH là bazơ mạnh và các chất trên đều là các chất điện li mạnh.
Mà vì chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ phân li một phần thành các ion mà phương trình điện li của CH3COOH là CH3COOH ⇄ CH3COO− + H+ nên suy ra CH3COOH là chất điện li yếu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp