Trong gia đình nhiều khi con dâu là người gần gũi với cha mẹ chồng hơn cả con đẻ. Tuy nhiên, khi cha mẹ chồng qua đời, người con dâu có được thừa kế từ cha mẹ chồng không là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc? Đồng thời nhiều người cũng băn khoăn rằng cháu nội có được hưởng thừa kế từ ông bà không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau đây.
I, Cơ sở pháp lý
Bạn đang xem: CON DÂU VÀ CHÁU NỘI CÓ ĐƯỢC THỪA KẾ DI SẢN CỦA ÔNG BÀ NỘI?
– Bộ luật Dân sự 2015.
II, Nội dung tư vấn
1. Quy định pháp luật về thừa kế
Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, quyền thừa kế được quy định như sau:
– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Từ quy định trên có thể hiểu, quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.
Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế bao gồm: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
2. Thừa kế theo di chúc
Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Theo Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền sau đây:
– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
Xem thêm : TOP 12 địa điểm du lịch cực đẹp ở Tiền Giang không phải ai cũng biết
– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Bên cạnh đó di chúc phải hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Do đó khi ông bà nội mất có để lại di chúc chỉ đích thân cháu nội và con dâu thì hai người thừa kế này sẽ được hưởng di sản thừa kế theo đúng ý chí nguyện vọng của người mất để lại.
3. Chia di sản thừa kế theo pháp luật
– Theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
+ Không có di chúc;
+ Di chúc không hợp pháp;
+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
– Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
+ Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
+ Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
+ Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
– Hàng thừa kế được xác định như sau:
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Xem thêm : 6 cách uống cafe giảm cân tiêu mỡ bụng hiệu quả không gây hại cơ thể
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
– Theo quy định hàng thừa kế thì con dâu không được hưởng thừa kế theo pháp luật, tuy nhiên trong trường hợp chồng mất thì thì khối tài sản chồng được thừa kế đó từ bố mẹ mất trước đó vợ sẽ được hưởng (con dâu). Do đó con dâu sẽ được hưởng thừa kế từ bố mẹ chồng khi thuộc trường hợp trên mà di sản thừa kế đó được chia theo pháp luật.
– Đối với vấn đề cháu nội có được hưởng thừa kế di sản từ ông bà nội hay không? Cháu nội là thuộc hàng thừa kế thứ hai khi ông bà nội mất khối di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Như vậy trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai, người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế, hoặc thuộc trường hợp không được nhận di sản thì cháu nội sẽ được hưởng thừa kế.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về việc con dâu và cháu nội có được hưởng thừa kế từ ông bà nội hay không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Đức Cường)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 – SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: htcvn.law@gmail.com
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan:
Tu vấn phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở.
Tu vấn phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở tại thanh xuân.
Tu vấn phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở tại Hà Nội
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp