Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời vấn đề bà Ngọc hỏi như sau:
Mức hỗ trợ mai táng phí
Bạn đang xem: Hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cao tuổi
Theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi, công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên là người cao tuổi.
Khoản 1 Điều 17, khoản 2 Điều 18 và Điều 19 của Luật này quy định, người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng thì được hưởng chính sách bảo trợ xã hội, bao gồm hưởng bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng khi chết.
Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có nguyện vọng và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì được hưởng các chế độ: Trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng; Cấp tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày; Được hưởng bảo hiểm y tế; Cấp thuốc chữa bệnh thông thường; Cấp dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng; Mai táng khi chết.
Người cao tuổi thuộc diện được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội mà có người nhận chăm sóc tại cộng đồng thì được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng bằng mức nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, được hưởng bảo hiểm y tế và hỗ trợ chi phí mai táng khi chết.
Tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ quy định: Mức hỗ trợ chi phí mai táng khi người cao tuổi chết quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Người cao tuổi là 3.000.000 đồng.
Xem thêm : Quy trình 5 bước quy hoạch cán bộ cấp xã
Hồ sơ, thủ tục đề nghị hỗ trợ chi phí
Điều 8 Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng như sau:
Hồ sơ gồm: Đơn, văn bản của gia đình, cá nhân hoặc tổ chức thực hiện mai táng người cao tuổi bị chết đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng và bản sao giấy chứng tử.
Thủ tục: Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng gửi UBND cấp xã. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã có trách nhiệm xem xét và có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.
Trường hợp được hỗ trợ mai táng phí
Vấn đề bà Ngọc hỏi, theo các quy định nêu trên, người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng, thì sẽ được hưởng hỗ trợ chi phí mai táng khi chết.
Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đã được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, sẽ được mai táng khi chết.
Trường hợp bà Ngọc nêu, nếu người cao tuổi có con định cư ở nước ngoài, nhưng người con nghèo khó, không có điều kiện phụng dưỡng cha mẹ, hoặc có điều kiện nhưng không thực hiện nghĩa vụ, bỏ mặc cha mẹ; ở trong nước người cao tuổi (có con định cư ở nước ngoài) được xác định là hộ nghèo, không có người khác có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, thì khi người cao tuổi đó chết, người thực hiện mai táng cho người đó được hỗ trợ chi phí mai táng.
Xem thêm : Thanh Hóa ở miền nào: Thanh Hóa thuộc miền Bắc hay miền Trung?
Luật sư Lê Văn Đài
VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội
* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.
Tin liên quan:
>> Giải quyết chế độ mai táng phí đối với thân nhân liệt sỹ
>> Chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi
>> Điều kiện nhận chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp