1. Quy định chung về chi nhánh công ty:
1.1. Thế nào là chi nhánh công ty?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2015 và khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì chi nhánh được quy định là:
+ Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và không phải là pháp nhân;
Bạn đang xem: Chi nhánh có được phép mở tài khoản ngân hàng riêng không?
+ Có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp đó, bao gồm cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.
Lưu ý, ngành nghề hoạt động kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành nghề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra chi nhánh đó. Theo đó, các doanh nghiệp có quyền trao quyền cho chi nhánh để chi nhánh thực hiện các mảng kinh doanh nhất định, chi nhánh có thể là đơn vị hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc vào doanh nghiệp. Tuy nhiên tính chất độc lập của chi nhánh chỉ là tương đối, có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chi nhánh. Các giao dịch phát sinh bởi chi nhánh khi có tranh chấp, bên thứ ba có quyền và lợi ích bị xâm phạm có quyền khởi kiện doanh nghiệp chủ của chi nhánh ra tòa án để giải quyết vụ việc tranh chấp đó.
Như vậy, hoạt động của chi nhánh nhìn chung là phụ thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp chủ nên mọi hoạt động của chi nhánh đều phải theo sự quản lý, sắp xếp của doanh nghiệp chủ và cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chủ phải chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của chi nhánh mà mình tạo lập nên.
1.2. Đặc điểm của chi nhánh công ty:
2. Chi nhánh có được phép mở tài khoản ngân hàng riêng không?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng như những Nghị định, Thông tư hướng dẫn đi kèm thì không có bất kỳ quy định nào quy định về việc chi nhánh không được phép mở tài khoản ngân hàng riêng. Do pháp luật không cấm về việc mở tài khoản ngân hàng riêng cho chi nhánh thì chi nhánh vẫn được phép mở tài khoản ngân hàng riêng. Tuy nhiên, trong trường hợp chi nhánh không có tài khoản ngân hàng riêng thì được sử dụng tài khoản ngân hàng của công ty nhưng phải đảm bảo có sự uỷ quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN thì việc uỷ quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán được thể hiện dưới các nội dung sau:
– Thứ nhất, khi chi nhánh sử dụng tài khoản ngân hàng chung với tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp chủ thì trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán đó, chủ tài khoản hoặc kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán được quyền uỷ quyền cho người khác;
– Thứ hai, việc uỷ quyền việc sử dụng tài khoản thanh toán ngân hàng từ công ty chủ sang cho chi nhánh thì phải được thực hiện bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về uỷ quyền. Bên cạnh đó, việc uỷ quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán của doanh nghiệp phải được sự đồng ý của doanh nghiệp là chủ tài khoản ;
Xem thêm : 13 Tác dụng của cây nhọ nồi (cỏ mực) đối với sức khoẻ
– Thứ ba, để thực hiện việc uỷ quyền cho chi nhánh sử dụng tài khoản ngân hàng chung với công ty thì chủ tài khoản là công ty phải thực hiện việc gửi văn bản uỷ quyền kèm theo Bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao của giấy tờ tuỳ thân còn thời hạn của người đại diện chi nhánh được uỷ quyền tới tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản (ngân hàng mở tài khoản cho doanh nghiệp).
Như vậy chi nhánh có thể sử dụng được cùng tài khoản ngân hàng với công ty mẹ thông qua sự uỷ quyền và sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức mở tài khoản đó.
Do đó để thuận tiện và tránh các thủ tục phức tạp thì công ty mẹ có thể mở tài khoản cho chi nhánh. Đặc biệt đối với những chi nhánh hạch toán độc lập thì việc mở tài khoản ngân hàng riêng cho chi nhánh là điều nên làm.
3. Thủ tục mở tài khoản ngân hàng riêng cho chi nhánh công ty:
Để mở tài khoản ngân hàng riêng cho chi nhánh công ty thì chi nhánh cũng như công ty đó cần lưu ý thực hiện theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Cụ thể trình tự, thủ tục được thực hiện thông qua các bước sau:
3.1. Lựa chọn ngân hàng và chuẩn bị hồ sơ yêu cầu mở tài khoản ngân hàng riêng cho chi nhánh công ty:
Theo đó, để mở tài khoản ngân hàng riêng cho chi nhanh công ty thì người được giao quyền thực hiện mở tài khoản cần chuẩn bị hồ sơ yêu cầu mở tài khoản ngân hàng riêng cho chi nhánh công ty. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các loại giấy tờ, văn bản sau đây:
– Bản sao hợp lệ giấy phép đăng ký kinh doanh;
– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ;
– Quyết định bổ nhiệm giám đốc do người đại diện theo pháp luật ký và đóng dấu;
Xem thêm : Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì?
– Thông báo chấp thuận mẫu dấu;
– Giấy đăng ký mở tài khoản ngân hàng theo mẫu của ngân hàng mà chi nhánh cũng như công ty lựa chọn để mở tài khoản;
– Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng (Tùy một số ngân hàng).
3.2. Nộp hồ sơ tại ngân hàng đã lựa chọn:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ đã nêu trên thì người đại diện đi nộp hồ sơ mở tài khoản ngân hàng riêng cho chi nhánh đến ngân hàng đã được lựa chọn để nộp hồ sơ yêu cầu mở tài khoản ngân hàng riêng cho chi nhánh.
Nhân viên ngân hàng phụ trách việc mở tài khoản ngân hàng riêng cho chi nhánh sẽ tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm kiểm tra và thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ với người đại diện chi nhánh đi nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì phía bên khách hàng (chi nhánh công ty) sẽ phải nộp một số tiền vào tài khoản để duy trì hoạt động của tài khoản ngân hàng.
3.3. Hoàn tất thủ tục tạo lập tài khoản ngân hàng riêng của chi nhánh công ty:
Sau khi có tài khoản ngân hàng riêng của chi nhánh công ty thì công ty phải có trách nhiệm thông báo số tài khoản ngân hàng của chi nhánh đó lên Sở Kế hoạch và đầu tư nơi chi nhánh công ty đó đặt trụ sở và phải đặt mua Séc tại ngân hàng mở tài khoản để có thể sẵn sàng thực hiện rút tiền trong tài khoản đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Thông tư số 23/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 8 năm 2014 Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp