Tổng quan xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia Châu Á có nhiều điểm văn hóa, khí hậu tương đối quen thuộc với Việt Nam. Đây cũng là quốc gia phát triển vì vậy lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc có mức tiền lương cơ bản tương đối cao, có thể cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu lao động trong khu vực châu Á.
Bạn đang xem: Xuất khẩu lao động Hàn Quốc: Những điều cần biết từ năm 2022
Hàn Quốc là quốc gia Châu Á có nhiều điểm văn hóa, khí hậu tương đối quen thuộc với Việt Nam. Đây cũng là quốc gia phát triển vì vậy lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc có mức tiền lương cơ bản tương đối cao, có thể cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu lao động trong khu vực châu Á.
Bạn đang xem: Xuất khẩu lao động Hàn Quốc: Những điều cần biết từ năm 2022
Hàn Quốc đã có quan hệ hợp tác lao động với Việt Nam từ rất lâu. Từ đầu những năm 90, quốc gia này bắt đầu hợp tác với Việt Nam tiếp nhận lao động đi làm việc theo chương trình lao động ở cấp Chính phủ, có tên gọi là EPS. Đây là chương trình hợp tác công, phi lợi nhuận dành để hỗ trợ lao động. Lao động tham gia chương trình chỉ phải trả khoản phí rất nhỏ, không đáng kể, hầu hết các chi phí đều được hỗ trợ.
Ngoài chương trình EPS, khi tính đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc và không phải thuê dịch vụ chứng minh tài chính, còn có thể tham gia các chương trình như: Chương trình thuyền viên, làm việc trên tàu cá; chương trình làm việc thời vụ trong nông nghiệp ở Hàn Quốc.
Dù đi theo chương trình nào thì lao động cũng được nhận mức lương tương đối cao, có một điều kiện làm việc tương đối tốt.
Điều kiện đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc từ năm 2022
Do là thị trường tiềm năng, lao động đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đều đi qua chương trình công nên không phải ai cũng đủ điều kiện tham gia. Điều kiện tuyển chọn đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc thường rất khắt khe.
Điều kiện đầu tiên là lao động phải có đủ sức khỏe, không có tiền án, tiền sự. Trong độ tuổi từ 18-39 tuổi. Ít nhất phải tốt nghiệp THCS.
Tiếp theo là lao động phải chưa từng bỏ trốn khi đi làm việc tại Hàn Quốc, hoặc phải cư trú tại những huyện không có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao khi đi làm việc tại Hàn Quốc và gia đình không có người cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Xem thêm : Bỏ túi ngay 3 cách bảo quản tôm tươi dù để tủ lạnh lâu vẫn tươi ngon như mới
Điều kiện cực quan trọng đó là các lao động muốn được đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc thì cần phải trải qua kỳ thi tiếng Hàn. Kỳ thi tiếng Hàn có tỉ lệ chọi cao, cạnh tranh không kém với các kỳ thi đại học.
Ngoài ra, lao động sau khi trúng tuyển thi tiếng Hàn, cần phải trải qua kỳ thi kiểm tra tay nghề với một số các nghề có yêu cầu như: Nghề nông nghiệp; kỹ thuật…
Về quy trình đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, lao động quan tâm có thể đăng ký dự kỳ thi tiếng Hàn tại Sở LĐTBXH các tỉnh thành phố. Trước khi đăng ký phải theo học tiếng Hàn. Nếu đỗ kỳ thi tiếng Hàn thì làm hồ sơ, chờ doanh nghiệp phía Hàn lựa chọn. Nếu được lựa chọn lao động sẽ làm Visa và chờ xuất cảnh. Bước 3: khi đã được chứng minh tài chinh doanh nghiệp Hàn lựa chọn lao động đóng tiền ký quỹ, lo tiền bảo hiểm, chuẩn bị xuất cảnh. Cuối cùng sau khi hoàn thành hợp đồng, kết thúc quá trình đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc lao động về nước, nhận lại tiền ký quỹ và tiền bảo hiểm.
Đối với chương trình làm việc thời vụ, lao động chỉ đi làm từ 3-5 tháng, tuy nhiên cũng phải trải qua quá trình xét duyệt hồ sơ. Đây là chương trình ưu tiên cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách.
Tất cả lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc đều phải tham gia ký quỹ, mức ký thùy thuộc chương trình dài hạn hay ngắn hạn. Hiện tại mức ký quỹ đang là 100 triệu đồng.
Những điểm mới khi đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc
Năm 2022 khi lao động đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc sẽ được hưởng nhiều chính sách mới có lợi vừa được ban hành.
Cụ thể đầu năm 2022, Chính phủ Hàn Quốc quyết định tăng số lượng lao động được phép sử dụng tại doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp ngành sản xuất chế tạo có dưới 50 lao động thì được tăng 20% số lao động nước ngoài được phép sử dụng; doanh nghiệp ngành ngư nghiệp được tăng thêm từ 2 – 4 người.
Tổng chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài theo Chương trình EPS Hàn Quốc sẽ tiếp nhận trong năm 2022 được quyết định ở mức 59.000 người (tăng 7.000 chỉ tiêu so với năm 2021), được phân bổ theo ngành nghề như sau:
Xem thêm : HỒ SƠ, THỦ TỤC XIN TRÍCH LỤC SỔ HỘ KHẨU
Ngành sản xuất chế tạo: 44.500 chỉ tiêu (tăng 6.800 chỉ tiêu so với năm 2021); Ngành nông nghiệp, chăn nuôi: 8.000 chỉ tiêu (tăng 1.600 chỉ tiêu so với năm 2021); Ngành ngư nghiệp: 4.000 chỉ tiêu (tăng 1.000 chỉ tiêu so với năm 2021); Ngành xây dựng: 2.400 chỉ tiêu (tăng 600 chỉ tiêu so với năm 2021); Ngành dịch vụ: 100 chỉ tiêu (giữ nguyên so với năm 2021).
Ngoài ra, các lao động còn có cơ hội được chuyển đổi Visa sang lao động phổ thông E 9 – Visa cho phép lao động được làm việc lâu dài tại Hàn Quốc. Một số yêu cầu khi chuyển đổi bao gồm: đảm bảo các điều kiện cơ bản khi dự tuyển diện lao động phái cử visa E-9; trong thời gian học tại Hàn Quốc không cư trú bất hợp pháp; thành tích học tập trung bình đạt điểm C trở lên; trình độ tiếng Hàn đạt TOPIK 3 trở lên. Quy mô chuyển đổi hàng năm khoảng 5.000 – 6.000 người, tương đương khoảng 10% chỉ tiêu tiếp nhận lao động EPS hàng năm.
Để thực hiện chính sách nêu trên, Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ thay đổi một số nội dung của Luật Tuyển dụng lao động nước ngoài, các hướng dẫn thực hiện Luật kèm theo và có thể sẽ yêu cầu bổ sung nội dung này trong Biên bản ghi nhớ với các quốc gia phái cử lao động EPS.
Các lao động visa giáo sư (E-1) và visa kỹ sư chuyên ngành (E-7) trong thời gian tìm việc cũng có thể được chuyển đổi sang visa E-9 nếu có nguyện vọng.
Phí dịch vụ và tiền lương xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Theo quy định phía bộ lao động việc làm Hàn Quốc, tổng chi phí đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc EPS chỉ vào khoảng 1.154 USD tức khoảng 26 triệu đồng. Trong đó là lệ phí thi tiếng Hàn 24 USD Khoảng hơn 500 nghìn đồng. Tổng chi phí hồ sơ, đơn hàng: 630 USD (bao gồm Chi phí tập huấn, chi phí hướng dẫn, hồ sơ, Visa và vé máy bay) khoảng hơn 14 triệu đồng. Bảo hiểm rủi ro và bảo hiểm thân thể: người lao động khi xuất cảnh qua Hàn Quốc cần mang theo ít nhất 500 USD tiền mặt (khoảng hơn 11 triệu đồng).
Lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc bắt buộc phải ký quỹ. Mức tiền là 100 triệu đồng (bắt buộc từ ngày 15/5/2020 khi đi theo diện EPS)
Trong số đó có bao gồm 50 USD chi ra cho phí bảo hiểm rủi ro và 450 USD cho chi phí bồi thường nếu trường hợp người lao động kết thúc hợp đồng đúng hạn được đề ra trước đó. Số tiền được trả lại này sẽ dùng để mua vé máy bay trở về nước.
Về tiền lương lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc nằm top trên danh sách với mức lương được đưa ra khá cao.
Mức thu nhập ổn định rơi vào khoảng từ 1.000 – 1.500 USD/tháng. Tương đương với từ 20 triệu đến 30 triệu đồng, mức lương này sẽ phụ thuộc vào từng công việc khác nhau. Nếu làm thêm lao động làm trong ngành xây dựng, công xưởng hoặc nông nghiệp có thể kiếm được 40 triệu đồng/tháng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp