Truyện ngắn Chiếc lược ngà sáng tác khi nào? Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Chiếc lược ngà ra sao? Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để nhanh chóng tìm ra câu trả lời cho mình?
Qua hoàn cảnh sáng tác Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng sẽ giúp ta hiểu được phần nào về cuộc sống chiến đấu, đời sống tình cảm của những người lính, cùng tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh. Mời các em cùng theo dõi bài viết để ôn thi vào lớp 10 năm 2023 – 2024 hiệu quả hơn.
Bạn đang xem: Hoàn cảnh sáng tác Chiếc lược ngà Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Hoàn cảnh sáng tác Chiếc lược ngà – Mẫu 1
“Chiếc lược ngà” viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
Hoàn cảnh sáng tác Chiếc lược ngà – Mẫu 2
Truyện Chiếc lược ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang diễn ra quyết liệt.
Hoàn cảnh sáng tác Chiếc lược ngà – Mẫu 3
Xem thêm : 10 vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới do Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh xét phong
Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ oanh liệt ở nơi chiến trường Nam Bộ nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã viết lên tác phẩm “Chiếc lược ngà” vào năm 1966. Sau đó tác phẩm đã được đưa vào tập truyện cùng tên. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” nằm ở trong sách giáo khoa thuộc phần giữa của truyện.
Bố cục truyện ngắn Chiếc lược ngà
– Phần 1 (từ đầu đến “chị cũng không muốn bắt nó về”): Ông Sáu trở về thăm nhà trong ba ngày nghỉ phép nhưng bé Thu không nhận ông là ba.
– Phần 2 (tiếp theo đến “vừa nói vừa từ từ tuột xuống”): Bé Thu nhận ra ba và cuộc chia tay của hai cha con.
– Phần 3 (đoạn còn lại): Ông Sáu hi sinh ở chiến trường và chuyện chiếc lược ngà.
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng
Xem thêm : Có nên chườm nóng tan máu bầm?
– Nguyễn Quang Sáng (1932- 2014)
– Quê quán: Thị trấn Mỹ Luông-huyện Chợ Mới-tỉnh An Giang
– Sự nghiệp sáng tác:
- Ông bắt đầu viết truyện từ năm 1954
- Năm 1955, ông làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng
- Sau khi đất nước thống nhất, ông về thành phố Hồ Chí Minh và làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa I,II,III
- Năm 2000 ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật
- Các tác phẩm tiêu biểu: “Người con đi xa”, “Người quê hương”, “Bông cẩm thạch”
– Phong cách sáng tác: Các sáng tác của ông thường là về cuộc sống và con người Nam Bộ. Truyện ông thường có cốt truyện và lựa chọn các tình huống hết sức đặc sắc và giàu kịch tính. Truyện ngắn của ông thường rất giản dị vừa hiện đại và có âm hưởng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp