1. Chính phủ là gì? Chính phủ là cơ quan gì?
Mỗi Quốc gia sẽ có cách giải thích về “Chính phủ là gì?” theo những cách khác nhau. Nhưng nhìn chung, Chính phủ là một chủ thể có quyền thực thi luật pháp trong một tổ chức nhà nước hoặc tương tự nhà nước.
- Cách sử dụng serum đúng nhất để dưỡng da hiệu quả
- 18 dấu hiệu của người bệnh già sắp chết, cần chủ bị tâm lý
- Tuổi mão hợp màu gì? Mọi điều bạn chưa biết về tuổi mão
- Bỏ túi cách đăng xuất Zalo từ xa khỏi các thiết bị khác nhanh chóng và dễ thực hiện
- Phí đăng kiểm xe bán tải và Phí đường bộ xe bán tải 2023
Tại Việt Nam, Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 giải thích khái niệm Chính phủ là gì như sau:
Bạn đang xem: Chính phủ là gì? Vai trò của Chính phủ trong bộ máy nhà nước Việt Nam
“Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”
Điều luật này đã khẳng định tầm quan trọng của Chính phủ trong bộ máy quản lý nhà nước. Chính phủ là cơ quan quyền lực hành chính cao nhất, được thành lập nhằm thực hiện quyền hành pháp, đảm bảo thực thi pháp luật và chủ trương của Quốc hội một cách hiệu quả.
2. Chức năng của Chính phủ theo Hiến pháp 2013
Qua các thời kỳ của Hiến pháp, chức năng của Chính phủ Việt Nam cũng thay đổi. Hiến pháp 2013 hiện hành đã xác định cụ thể chức năng cũng như mối quan hệ của Chính phủ với Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác.
Theo Điều 94 Hiến pháp năm 2013 đã nêu rõ:
“ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.”
Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ giữ vị trí then chốt trong bộ máy nhà nước. Chính phủ nắm vai trò lãnh đạo, điều hành các hoạt động nhằm duy trì và phát triển đất nước bền vững. Chức năng của Chính phủ thể hiện ở những phương diện sau:
Ban hành chính sách, chủ trương, tiến hành thực hiện, kiểm soát nhằm đảm bảo chấp hành hiệu quả các chủ trương, nghị quyết được Quốc hội ban hành
Chính phủ ra quyết định chính sách cụ thể trong việc quản lý và phát triển bao trùm tất cả các lĩnh vực trong phạm vi cả nước: kinh tế, môi trường, giáo dục, khoa học,văn hoá, y tế,…
Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát và đánh giá việc thực hiện các hoạt động quản lý của các cấp cơ quan thuộc chính phủ và uỷ ban nhân dân
Trong một bộ máy nhà nước, quyền hành pháp là quyền lực trọng tâm, quan trọng trong việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Cơ quan có quyền hành pháp là cơ quan có quyền hoạch định, ban hành và tổ chức thi hành luật pháp, chủ trương, chính sách.
Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ ràng quyền hạn, chức năng và vị trí của Chính phủ trong bộ máy nhà nước. Chính phủ có quyền lực hành pháp ở các phương diện sau:
Xem thêm : Cách xử lý vết móp ô tô? Chi phí sửa vết móp xe ô to?
Đề xuất, xây dựng chính sách, dự án luật, dự án ngân sách và các dự án khác trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Ban hành văn bản pháp luật, tổ chức xử lý các hành vi trái pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Thống nhất quản lý kinh tế, giáo dục, quốc phòng, an ninh, văn hoá, môi trường,…; bảo vệ Tổ quốc, tính mạng và tài sản của Nhân dân
Ký kết, gia nhập và phê duyệt các điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ…
Không chỉ thế, Hiến pháp 2013 còn quy định rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ và Quốc hội trong việc quản lý nhà nước. Chính phủ là do Quốc hội lập ra, các thành viên của Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội. Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, do nhân dân bầu và đại diện cho nhân dân. Do đó, Chính phủ phải hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội. Chính phủ phải đảm bảo việc thực hiện các quy định, chính sách của Quốc hội được hiệu quả.
Với những quy định trên, Hiến pháp 2013 đã khẳng định tầm quan trọng, vị trí và tính chất của Chính phủ trong bộ máy quản lý nhà nước. Đây là điều kiện để xây dựng bộ máy Chính phủ vững mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô trên nhiều phương diện, góp phần phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới – kinh tế thị trường.
3. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ và các thành viên của Chính phủ
Cơ cấu tổ chức Chính phủ được quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ trưởng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Trong đó:
Thủ tướng Chính phủ: là người đứng đầu Chính phủ, đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội mà Chủ tịch nước đề nghị.
Phó Thủ tướng Chính Phủ: chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các công việc, nhiệm vụ được giao. Trong Chính phủ, thường sẽ có 4 Phó Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ: là thành viên của Chính phủ, đứng đầu Bộ, Ngành và quản lý theo từng lĩnh vực khác nhau; chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện và giám sát việc tuân thủ Pháp luật trong ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước.
2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ. Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Xem thêm : Cách dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi hiệu quả nhất
Hiện nay, Chính phủ nước CHXHCN Việt nam hiện có 22 bộ cùng với 4 cơ quan ngang bộ. Các Bộ được tổ chức theo chiều dọc, phân theo các ngành kinh tế – xã hội. Mỗi cơ quan Bộ đảm nhiệm quản lý một ngành, đứng đầu Bộ là Bộ trưởng. Bộ trưởng là người chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Quốc hội và Chủ tịch nước.
Bốn cơ quan ngang bộ gồm: Uỷ ban dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ. Cơ quan ngang bộ được tổ chức theo chiều dọc, tương ứng với những lĩnh vực khác nhau.
Ngoài ra, Chính phủ còn có 7 cơ quan khác như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,….
Có thể thấy, theo quy định của Hiến pháp 2013, cơ cấu tổ chức của Chính phủ đã trở nên gọn nhẹ hơn so với Hiến pháp 1992. Cơ cấu, số lượng thành viên của Chính phủ được Quốc hội quyết định. Điều này giúp đảm bảo Chính phủ luôn có cơ cấu hợp lý, thực hiện hiệu quả trọng trách của mình.
4. Thủ tướng Chính phủ hiện nay là ai?
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đứng đầu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Việt Nam là ông Phạm Minh Chính. Ông sinh ngày 10/12/1958, tại xã hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Ông chính thức tham gia vào Đảng ngày 25/12/1987. Ông Phạm Minh Chính trúng cử Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Với hơn 30 năm cống hiến cho Đảng, ông Phạm Minh Chính đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng từ Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng…
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm còn đạt được nhiều huy chương khen thưởng như:
Huân chương Quân công hạng Ba
Huân chương Chiến công hạng Hai
Huân chương Lao động hạng Nhì
Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Bằng khen Thủ tướng Chính phủ
Trên đây là thông tin Chính phủ là gì? vị trí, chức năng quan trọng của Chính phủ trong bộ máy nhà nước Việt Nam.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp