Sau dấu mốc ngày 31/5, mỗi cặp vợ chồng ở Trung Quốc chính thức được phép sinh con thứ 3. Theo tờ New York Times, động thái này là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng đang rình rập khi tỷ lệ sinh ở quốc gia đông dân nhất thế giới này liên tục giảm và lực lượng lao động ngày càng già hóa.
Nhìn lại các dấu mốc quan trọng
Bạn đang xem: Từ 1 con đến 3 con: Trung Quốc đã thay đổi chính sách kế hoạch hóa gia đình ra sao?
Năm 1978, sau khi tiến hành chính sách Cách mạng Văn hóa và Đại nhảy vọt, Trung Quốc tìm mọi cách để làm chậm tốc độ gia tăng dân số, khi đó đã gần 1 tỷ người. Chính phủ đã chấp thuận một đề xuất trong đó quy định các văn phòng kế hoạch hóa gia đình khuyến khích những cặp vợ chồng nên có một con, nhiều nhất là hai con. Một số địa phương đã tiến xa hơn và bắt đầu thực thi quy tắc “một con”.
Năm 1979, sau hội nghị toàn quốc, các quan chức phụ trách kế hoạch hóa gia đình đề xuất rằng các cặp vợ chồng chỉ được phép sinh một con. Phương tiện truyền thông nhà nước bắt đầu tuyên truyền ý tưởng này. Nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc đã thử nghiệm các biện pháp hạn chế gia tăng dân số, trong đó có cung cấp thêm khẩu phần lương thực cho các cặp vợ chồng ở tỉnh Tứ Xuyên ký cam kết chỉ sinh một con.
Năm 1980, nhằm kiểm soát gia tăng dân số bằng 0 vào năm 2000, chính sách một con chính thức có hiệu lực trên cả nước, chỉ ngoại lệ đối với người dân tộc thiểu số và các hộ gia đình ở nông thôn. 38 triệu đảng viên ở Trung Quốc cũng được yêu cầu thực hiện nghiêm túc chính sách này.
Xem thêm : Căn lề văn bản hành chính theo Nghị định 30? Cách căn chỉnh văn bản chuẩn trên Word
Năm 1982, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua hiến pháp mới lần đầu tiên coi việc kiểm soát sinh sản là nghĩa vụ của mọi công dân Trung Quốc.
Năm 2003, tại tỉnh Quảng Tây – nơi các quy định về kế hoạch hóa gia đình được thực thi nghiêm ngặt – các ông bố, bà mẹ vì cố gắng sinh con trai mà đem bán con gái của họ ngoài “chợ đen”. Theo một nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, tại thời điểm đó, 80% trẻ em bị buôn bán là trẻ em gái.
Năm 2008, giới chức Trung Quốc thông báo bắt đầu nghiên cứu xóa bỏ chính sách một con ở nước này, song không quên lưu ý rằng mọi thay đổi sẽ diễn ra dần dần cũng như vẫn duy trì chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Năm 2014, Chính phủ Trung Quốc nới lỏng chính sách gây tranh cãi này khi cho phép các đôi vợ chồng sinh thêm con thứ hai nếu như vợ hoặc chồng là con một.
Năm 2015, Bắc Kinh chính thức dừng thực hiện chính sách một con với tuyên bố rằng mọi đôi vợ chồng đều được sinh hai con. Đây là một nỗ lực để nhằm đảo ngược tốc độ già hóa nhanh của lực lượng lao động.
Năm 2020, giới học giả Trung Quốc cảnh báo các nhà lãnh đạo quốc gia rằng những biện pháp kế hoạch hóa gia đình nghiêm khắc suốt nhiều thập kỷ qua đã dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng về gia tăng dân số, tạo tiền đề cho các cuộc khủng hoảng nhân khẩu học, đè nặng nền kinh tế, thậm chí cả chính trị trong tương lai gần.
Xem thêm : Các loại bằng lái xe ô tô có thời hạn bao lâu?
Giới chuyên môn khẳng định rằng tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng lên đồng nghĩa với việc sẽ sớm xảy ra tình trạng thiếu hụt người lao động để hỗ trợ một nền dân số khổng lồ và đang già đi như hiện nay.
Năm 2021, Bộ Chính trị – cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc – ra thông báo cho phép tất cả các cặp vợ chồng Trung Quốc sinh thêm con thứ ba, do chính sách hai con không đủ để vực dậy tỷ lệ sinh ở nước này.
Tuyên bố trên được đưa ra vài tuần sau khi dữ liệu điều tra dân số cho thấy quốc gia châu Á này chỉ có 12 triệu ca sinh vào năm 2020, tức thấp nhất kể từ năm 1961. Bắc Kinh hy vọng rằng chính sách kế hoạch hóa gia đìnhh mới sẽ giúp cải thiện cơ cấu dân số và giúp thực hiện chiến lược quốc gia nhằm chủ động ứng phó với dân số già.
Chính sách mới có tháo gỡ vấn đề?
Khuyến người dân sinh con thứ ba là một bước ngoặt lớn đối với Trung Quốc, khi họ mới chỉ nới lỏng chính sách một con cách đây 6 năm. Đi cùng với chính sách mới này là khối áp lực khổng lồ về lực lượng lao động và tăng trưởng kinh tế.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp