1. Ngoại thương là gì?
Khái niệm hoạt động ngoại thương dựa theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương quy định như sau:
Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bạn đang xem: Ngoại thương là gì? Các chính sách ngoại thương theo luật định
Hiểu một cách đơn giản, ngoại thương là hoạt động xuất nhập khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự giao lưu kinh tế, văn hóa và hội nhập quốc tế giữa các quốc gia.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động ngoại thương
Điều 7 Luật Quản lý ngoại thương về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động ngoại thương như sau:
Người có thẩm quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi gây trở ngại, khó khăn đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xâm phạm quyền tự do xuất nhập khẩu của thương nhân;
Thực hiện biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục;
Tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân;
Thương nhân xuất khẩu những hàng hóa bị cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hóa bị cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện; hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định; hàng hóa không làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem.
Xem thêm : Mức phụ cấp cấp bậc hàm đối với công an nghĩa vụ
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà vi phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam.
3. Chính sách của Nhà nước trong quản lý ngoại thương
Chính sách trong quản lý ngoại thương được quy định rõ ràng tại Luật Quản lý ngoại thương. Cụ thể, các chính sách này bao gồm:
3.1 Các biện pháp hành chính
Theo Chương II của Luật, các biện pháp hành chính để quản lý hoạt động ngoại thương gồm có:
– Các biện pháp cấm xuất khẩu; cấm nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu; tạm ngừng nhập khẩu
– Các biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
– Quản lý theo giấy phép và quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó:
Quản lý theo giấy phép là cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương cho thương nhân để thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
Quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu là quy định điều kiện mà thương nhân phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không cần phải cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu…
Xem thêm : Bà bầu ăn được su su không? Có lợi hay hại cho mẹ bầu?
– Chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Áp dụng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan; có quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị…
3.2 Các biện pháp kỹ thuật và kiểm dịch
– Biện pháp kỹ thuật được áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; biện pháp kiểm dịch áp dụng đối với động vật, sản phẩm động vật, thực vật…
– Áp dụng biện pháp kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3.3 Các biện pháp phòng vệ thương mại
Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm:
Biện pháp chống bán phá giá: Áp dụng thuế chống bán phá giá; Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá.
Biện pháp chống trợ cấp: Áp dụng thuế trợ cấp; Tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu cam kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;
Biện pháp tự vệ: Thuế tự vệ; hạn ngạch nhập khẩu; hạn ngạch thuế quan…
3.4 Biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong ngoại thương
Chỉ áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với 1 số trường hợp được quy định tại Điều 100 của Luật này bao gồm: những quốc gia, vùng lãnh thổ đang gặp bất ổn chính trị; các tình huống khẩn cấp từ thiên nhiên; hàng hóa có sai sót trong kỹ thuật.
4. Kết luận
Có thể thấy ngoại thương đóng vai trò hội nhập trong thời kỳ mới, không chỉ dừng lại ở việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau mà còn mang giá trị giao lưu, học hỏi các nền văn hóa trong khu vực và trên toàn thế giới. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm về ngoại thương là gì? Các chính sách ngoại thương theo luật định.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp