Rối loạn nghiện ma túy khởi đầu bởi sự lệ thuộc về thể chất. Có thể nhận ra điều này khi thấy người dùng trở nên dung nạp với thuốc và khi thiếu thuốc sẽ có các triệu chứng cai. Biết được các dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy, chúng ta có thể giúp đỡ họ đi cai nghiện sớm.
Bạn đang xem: TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
Thông tin tổng hợp về nghiện ma túy
Nghiện ma túy là gì?
Ma túy là chất kích thích thần kinh gây cảm giác như hưng phấn, giảm đau, dễ chịu, buồn ngủ và nếu dùng nhiều lần sẽ bị nghiện và phải thường xuyên dùng nếu không cơ thể sẽ cảm thấy rất khó chịu… Ma túy có nguồn gốc tự nhiên như nghiện thuốc phiện, cocain; ma túy bán tổng hợp như heroin và ma túy tổng hợp như thuốc lắc, ma túy đá…
Xem thêm : 11 chế độ trong ngày áp dụng cho tân binh, cần biết để tránh vi phạm kỷ luật
Nghiện ma túy là hành vi sử dụng ma túy để có thể sinh hoạt bình thường. Khi sử dụng ma túy thì cảm thấy đê mê, khoan khoái, sung sướng. Nếu thiếu ma túy, người bị nghiện sẽ cảm thấy bị hành hạ về thể xác và tinh thần không chịu được, bằng mọi giá phải sử dụng được ma túy, gây hậu quả xấu cho sức khỏe đặc biệt là khả năng kiểm soát hành vi.
Nguyên nhân gây nghiện ma túy
Con người tìm đến chất ma túy vì các lý do sau:
- Giảm đau.
- Giúp con người minh mẫn, tỉnh táo trong học tập và làm việc.
- Do đã trở thành tập tục, thói quen.
- Mục đích để giải trí, thư giãn.
Dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy
Các loại ma túy nói chung
Dù sử dụng loại ma túy nào, người dùng ma túy cũng sẽ có những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy sau đây:
- Tâm trạng thường bồn chồn, lo lắng, nói dối, đôi khi nói nhiều, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt.
- Hay ngáp vặt, người mệt mỏi, lừ đừ, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân.
- Nếu là học sinh thì thường đi trễ, trốn học, học lực giảm sút, trong lớp hay ngủ gà ngủ gật.
- Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt như đêm ít ngủ, thức khuya, dậy muộn, ngủ ngày nhiều.
- Hay tụ tập, hội nhóm với những người không có việc làm, không lao động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện ma tuý.
- Mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó là đi ra ngoài, đi có quy luật.
- Thích ở một mình, không muốn tiếp xúc với mọi người kể cả người thân trong gia đình.
- Nhu cầu xài tiền nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt.
- Thường mang theo nhiều thứ như giấy bạc, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, thuốc phiện, gói nhỏ heroin.
- Trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ có dấu kim tiêm.
- Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên, cách phát hiện người nghiện ma túy là nhìn vào các triệu chứng sau: Thường xuyên ngáp vặt, mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, sức khỏe giảm sút rõ rệt, cơ thể hôi hám do ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm.
Ma túy đá
Những biểu hiện của người nghiện ma túy đá bao gồm:
- Không có cảm giác ngon miệng.
- Mất tập trung.
- Thường bị đen răng, thiếu răng, sâu răng và nướu răng đỏ đau.
- Nghiện ma túy đá ra mồ hôi rất nhiều và có mùi giống như nước tiểu mèo.
- Thường không vệ sinh răng miệng sạch sẽ nên hôi miệng và thường có những mụn trứng cá lớn trên mặt, gây lở loét.
- Có suy nghĩ hoang tưởng, nghi ngờ có người làm hại mình.
- Luôn trong trạng thái tỉnh táo, không cần ngủ tới cả tuần.
- Tại nơi ở có các mảnh giấy bạc hình vuông bị cháy và các vỏ chai nhựa hoặc ống hút để hút ma túy đá.
- Ngứa ở nhiều vùng da tới mức không thể chịu đựng được, chà xát mạnh tới chảy máu.
- Tâm trạng dễ cáu bẳn, thất thuờong và suy nghĩ kỳ quặc. Buổi sáng thức dây phải dùng ma túy đá. Nặng thì cảm thấy không thể sống qua ngày nếu không có ma túy đá.
- Gặp ảo giác như có kiến bò dưới da.
- Mắt đảo qua đảo lại, đồng tử nở rộng.
- Da nhăn nheo.
- Hay bị chảy máu mũi.
- Khát nước, đi vệ sinh và rửa tay liên tục.
- Sụt cân và gầy đi rất nhanh do không ăn vì ma túy đá làm cơ thể “phê” tới mức không ăn mà vẫn thấy no trong nhiều ngày.
Phát hiện, điều trị nghiện ma túy
Các biện pháp chẩn đoán nghiện ma túy
Xem thêm : Cây thù lù nấu nước uống trị bệnh gì ?
Sau khi dựa vào những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy, để chẩn đoán chính xác hơn, trên lâm sàng cần chẩn đoán hội chứng cai kết hợp các kỹ thuật để xác định bệnh nhân có nghiện ma túy hay không.
Lấy các loại mẫu thử để giám định các nhóm ma túy như nhóm ma túy tổng hợp ATS, nhóm Opioids, nhóm cần sa, nhóm benzodiazepines, Ketamin, LSD, nhóm cocaine… Các loại mẫu thử bao gồm:
- Lấy mẫu máu tĩnh mạch.
- Lấy mẫu nước tiểu.
- Lấy mẫu tóc ở phía sau đỉnh đầu.
- Lấy mẫu tang vật của người sử dụng như cây cỏ, dung dịch, viên…
Các biện pháp điều trị nghiện ma túy
- Để nhanh chóng cắt cơn nghiện, người nghiện ma túy sẽ được cai nghiện tại cơ sở điều trị cai nghiện của nhà nước là nơi có đầy đủ phương tiện. Đây là giai đoạn khó khăn đối với người nghiện vì cơ thể sẽ chịu những đau đớn về tinh thần và thể xác vì không được dùng ma túy.
- Bệnh nhân sau cắt cơn cai nghiện vẫn tiếp tục được điều trị để đề phòng cơn nghiện tái phát và để giảm bớt tác động sinh học thần kinh độc hại do ma túy gây ra.
- Tạo điều kiện cho người nghiện sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực hơn, có việc làm, vui chơi giải trí phù hợp.
- Chú trọng vừa điều trị thuốc vừa kết hợp trị liệu.
- Cần sự phối hợp, hỗ trợ từ bác sĩ, gia đình và xã hội trong việc điều trị lâu dài cho bệnh nhân cũng như việc loại bỏ ma túy ra khỏi cộng đồng.
Như vậy, những người có những dấu hiệu nhận biết như trong bài viết đã đề cập thì người đó càng có nhiều khả năng đã nghiện ma túy. Để chẩn đoán chắc chắn, cần đưa bệnh nhân đi xét nghiệm nước tiểu hay xét nghiệm máu mới có thể khẳng định.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp