Hiện nay, tôi thấy giới trẻ hay hút một loại bóng gọi là “bóng cười”. Vậy xin hỏi bóng cười có phải là ma túy không? Nếu sử dụng bóng cười thì có xem là tội phạm hay không và việc sản xuất bóng cười có được hợp pháp?
Bạn đọc Thiên Thanh (TP.HCM), hỏi.
Bạn đang xem: 'Bóng cười' có phải là ma túy không?
Luật sư Trịnh Công Minh, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời:
Bóng cười là quả bóng bay được bơm khí oxit nitơ (N2O). Trong y tế, khí này được sử dụng với mục đích gây mê, an thần và giảm đau. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng khí N2O với mục đích giải trí bởi khi hít phải một lượng nhỏ sẽ kích thích thần kinh trung ương tạo ra hứng phấn và gây cười.
Khi sử dụng bóng cười, người chơi sẽ có hiện tượng giảm tầm nhìn, thính giác, hưng phấn trong thời gian ngắn. Thậm chí mất nhận thức, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, co giật,… nếu sử dụng quá liều lượng.
Bóng cười chứa khí N2O. Ảnh minh hoạ
Hiện nay, Bộ luật Hình sự chưa có quy định người hút bóng cười là tội phạm. Nhưng nếu người sử dụng bóng cười có hành vi sản xuất, thu mua, bán bóng cười cho người khác mà không có sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Xem thêm : Giải mã những quốc gia nằm ở 2 châu lục trên thế giới
Theo đó, tại Nghị định 57/2022, bóng cười không nằm trong danh mục chất ma túy và tiền chất, hàng bị cấm tại Việt Nam nhưng trong bóng cười có chứa hóa chất N2O – hóa chất bị hạn chế sản xuất, kinh doanh được quy định tại Phụ lục 2 Nghị định 82/2022. Như vậy, việc sản xuất, kinh doanh khí N2O là sai phạm.
Căn cứ khoản 6 Điều 17 Nghị định 71/2019 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 17/2022) hành vi sản xuất bóng cười trái phép (có chứa chất N20 thuộc chất bị hạn chế sản xuất, kinh doanh) sẽ bị xử phạt từ 20 – 25 triệu đồng. Trong trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý gấp đôi mức phạt nêu trên.
Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và buộc khắc phục hậu quả.
Khí N2O không nằm trong danh mục các chất ma túy và tiền chất được ban hành theo Nghị định 73/2018 (được sửa đổi tại Nghị định 60/2020) nên không phải là ma túy. Tuy nhiên, việc sử dụng bóng cười vì sai, bởi nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng, không được cấp phép để mua bán, sử dụng cho con người.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp