“Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?” Đây có lẽ là một trong các thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Để tìm được câu trả lời, chúng ta cần hiểu như thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Và biểu hiện nào được xem là những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.
Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường?
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?1
Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người phụ nữ có thể có nhiều khác biệt. Thậm chí trên mỗi cá nhân, những đặc trưng khi hành kinh vẫn có thể thay đổi theo lứa tuổi, theo thói quen sinh hoạt… Vì vậy khái niệm chu kỳ kinh nguyệt bình thường không hoàn toàn cứng nhắc mà chỉ sự ổn định tương đối của các tính chất kinh nguyệt và không tác động xấu đến sức khỏe.
Bạn đang xem: Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài bao nhiêu ngày?
Nói một cách dễ hiểu hơn, chu kỳ kinh nguyệt bình thường chỉ có ý nghĩa cá nhân. Vì chu kỳ kinh nguyệt của bạn là bình thường đối với bạn nhưng có thể là rối loạn với người khác.
Cách đánh giá chu kỳ kinh nguyệt
Để đánh giá một chu kỳ kinh nguyệt, các bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố sau đây:
- Độ tuổi bắt đầu hành kinh.
- Thời gian hành kinh: Ngày bắt đầu và ngày kết thúc ra máu âm đạo. Thường trung bình từ 3 đến 5 ngày và đều đặn mỗi tháng.
- Tính chất máu kinh: số lượng, đặc hay loãng, màu sắc…
- Triệu chứng kèm theo: Căng tức ngực, đau bụng dưới, đau lưng hay đau đầu…
Một chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường khi tất cả các khía cạnh trên diễn ra ổn định, đều đặn theo chu kỳ. Thêm vào đó là không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe và sinh hoạt cá nhân mà không cần can thiệp điều trị chuyên sâu.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài bao nhiêu ngày?1
Trên đây là đánh giá tổng quan một chu kỳ kinh nguyệt. Có một câu hỏi mà nhiều chị em thường băn khoăn là “chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?”
Chu kỳ kinh ở đây được hiểu là thời gian từ khi bắt đầu hành kinh của chu kỳ này cho đến ngày bắt đầu hành kinh của chu kỳ kế tiếp. Y học ghi nhận đa số phụ nữ có kinh nguyệt ổn định, một chu kỳ kinh kéo dài trung bình 28-30 ngày. Tuy nhiên, dao động trong khoảng 21-35 ngày vẫn được xem là bình thường. Một chu kỳ ngắn hơn 21 ngày được xem là đa kinh (kinh mau). Ngược lại chu kỳ kinh trên 35 ngày gọi là kinh thưa.
Tuy nhiên, không phải bất kì sự sai lệch nào của chu kỳ kinh cũng là bất thường. Số ngày dao động nhẹ khoảng 1-2 ngày thường không đáng lo ngại. Điều quan trọng là sự ổn định lâu dài của nhiều kỳ kinh liên tiếp.
Xem thêm: Bấm huyệt chữa đau bụng kinh một cách khoa học
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh phần nào sức khỏe của phái nữ. Vì vậy khi có sự thay đổi trong cơ thể về thể chất và tinh thần, rất có thể biểu hiện khi hành kinh cũng thay đổi.
Như vậy, các đặc trưng trong chu kỳ kinh có thể khác nhau theo từng cá nhân và theo thời gian. Thường gặp là lúc bước vào tuổi dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Hai lứa tuổi này kinh nguyệt thường không ổn định. Tuy nhiên đây được xem là “sự không ổn định bình thường”. Đa phần không cần lo lắng và hiếm khi phải can thiệp y khoa. Vì vậy, điều quan trọng là tự theo dõi chu kỳ hằng tháng để nhận ra những thay đổi đột ngột, đáng kể và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Đánh giá một chu kỳ kinh bất thường
Mất kinh nguyệt (vô kinh): Trường hợp một là đã dậy thì nhưng rất lâu sau vẫn chưa có kinh. Trường hợp hai là kinh nguyệt đột nhiên mất từ 3 chu kỳ trở lên là dấu hiệu của chu kỳ kinh bất thường.
Bên cạnh đó, chu kỳ kinh bất thường còn có những đặc điểm như:1
- Chu kỳ kinh rút ngắn hay kéo dài quá mức.
- Thời gian hành kinh thay đổi đáng kể.
- Lượng máu âm đạo ra quá nhiều hoặc quá ít.
- Ra máu âm đạo giữa các kì kinh. Đặc biệt khi tính chất máu khác biệt với máu khi hành kinh.
- Thống kinh (đau bụng kinh) một cách dữ dội. Đặc biệt khi ít đáp ứng với các phương pháp giảm đau thông thường.
- Thay đổi cảm xúc đáng kể khi hành kinh. Cùng với các biểu hiện khác lạ mới xuất hiện trong thời gian có kinh.
Lượng máu bao nhiêu là bình thường?
Lượng máu khi hành kinh cũng là một thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Thông thường, lượng máu mất cho mỗi kỳ kinh của phụ nữ tầm 30-80ml.
Thời gian hành kinh bình trung bình khoảng từ 3-5 ngày (thời gian ra máu âm đạo). Mức bình thường được xem là dưới 7 ngày. Thời gian hành kinh quá ngắn (1-2 ngày) hay quá dài (trên 7 ngày) thường kéo theo rối loạn về lượng máu khi hành kinh. Những hiện tượng này được xem là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
- Lượng máu quá nhiều (> 80ml cho mỗi chu kỳ) gọi là cường kinh)
- Dưới 30ml máu do mỗi chu kỳ gọi là thiểu kinh (kinh ít).
Sự thay đổi đáng kể về lượng máu khi hành kinh có thể báo hiệu những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Một số trường hợp có khả năng tăng nguy cơ vô sinh. Vì vậy khi phát hiện bất thường cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm : Nêu phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?
Hiện nay, dùng cốc nguyệt san có thể giúp ước lượng dễ dàng lượng máu kinh. Ngoài ra chị em có thể ước lượng bằng số lượng băng vệ sinh. Một cách đơn giản trực quan là so sánh các triệu chứng của chính mình với các kì kinh trước. Cường kinh có thể gây mất máu nhiều dẫn đến hoa mắt, choáng, xanh xao thậm chí ngất xỉu.
Ngược lại, kinh nguyệt chỉ trong 1-2 ngày và máu ra không đầy băng trong khoảng 4 – 6 giờ là gợi ý thiểu kinh. Trường hợp máu ra nhiều những ngày đầu và ít dần đi, thời gian hành kinh không đổi là bình thường.
Những triệu chứng bình thường của chu kỳ kinh nguyệt
Đối với một chu kỳ kinh nguyệt khoẻ mạnh sẽ có thời gian hành kinh và những đặc điểm như:2 3
Chu kỳ đều đặn kéo dài trong khoảng 21 – 35 ngày. Thời gian trung bình là 28 – 30 ngày. Lưu ý rằng xê xích 1-2 chưa hẳn là bất thường. Ngoài ra khoảng thời gian có thể thay đổi theo từng khu vực và sắc tộc.
Thời gian hành kinh (thời gian ra máu) dưới 7 ngày. Trung bình trong khoảng 3-5 ngày.
Không ra máu âm đạo giữa các kì kinh.
Các triệu chứng trước, trong và sau khi hành kinh không quá nặng nề, ít tác động xấu đến sinh hoạt: Đau bụng kinh nhẹ – trung bình, nổi mụn ít, căng tức ngực, đau lưng… Không gây ngất, ít hạn chế công việc và học tập.
Đau bụng kinh
Đau bụng kinh có thể bắt đầu vào những ngày trước kỳ kinh nguyệt, kéo dài vài ngày và đến khi kinh nguyệt đã xuất hiện. Đau bụng kinh ở nhiều mức độ khác nhau: đau âm ỉ, nhẹ đến đau dữ dội khiến bạn không thể sinh hoạt bình thường được. Đau bụng kinh thường nặng nề nhất vào những ngày kinh nguyệt ra nhiều nhất.
Đau bụng kinh khi có kinh xuất hiện ở vùng bụng dưới. Cảm giác đau nhức cũng có thể lan ra phần lưng dưới và đùi trên của bạn.
Các cơn co thắt tử cung gây ra những cơn đau bụng kinh. Những cơn co thắt này giúp làm bong lớp niêm mạc bên trong của tử cung (nội mạc tử cung) khi thai kỳ không diễn ra. Việc sản xuất các loại prostaglandin kích hoạt các cơn co thắt này.
Ngực căng
Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen bắt đầu tăng lên. Điều này kích thích sự phát triển của các ống dẫn sữa trong vú của bạn.
Mức progesterone có xu hướng tăng vào giữa chu kỳ, xung quanh ngày rụng trứng. Kết quả là làm cho các tuyến vú ở ngực của bạn to ra và sưng lên. Vì vậy, bạn có cảm giác đau nhức, sưng tấy ngực ngay trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
Triệu chứng này có thể nặng hay nhẹ khác nhau ở mỗi người. Những người khác thấy vú của họ trở nên rất nặng hoặc vón cục, gây khó chịu vô cùng.
Cảm giác mệt mỏi
Khi chu kỳ kinh nguyệt đến gần, sinh lý của cơ thể bạn chuyển từ duy trì thai kỳ sang chuẩn bị hành kinh. Mức độ nội tiết tố giảm mạnh và thường gây ra sự mệt mỏi. Xúc cảm không ổn định cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn.
Hơn hết, một số phụ nữ khó ngủ trong thời gian này của chu kỳ kinh nguyệt. Thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mệt mỏi vào ban ngày.
Các triệu chứng đường tiêu hóa
Vì ruột của bạn nhạy cảm với những thay đổi nội tiết tố, bạn có thể gặp phải những thay đổi trong thói quen đường tiêu hóa.
Xem thêm : 7 món ăn ” thực bổ ” từ đông trùng hạ thảo cho cả gia đình
Các prostaglandin gây ra các cơn co thắt tử cung cũng có thể khiến các cơn co thắt diễn ra trong ruột. Bạn có thể thấy mình đi tiêu thường xuyên hơn trong kỳ kinh nguyệt. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng: tiêu chảy, buồn nôn, táo bón hoặc xì hơi.
Nổi mụn trứng cá
Một số nghiên cứu cho rằng: tất cả phụ nữ nhận thấy sự gia tăng mụn trứng cá khoảng một tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu.
Mụn liên quan đến kinh nguyệt thường bùng phát ở cằm và đường viền hàm. Chúng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên mặt, lưng hoặc các vùng khác trên cơ thể. Những nốt mụn này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố tự nhiên liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Nếu không có thai khi bạn rụng trứng, nồng độ estrogen và progesterone suy giảm và nội tiết tố androgen, chẳng hạn như testosterone, tăng nhẹ. Nội tiết tố androgen trong hệ thống của bạn kích thích sản xuất bã nhờn ở các tuyến da.
Khi lượng bã nhờn tiết ra quá nhiều, mụn có thể nổi lên. Mụn trứng cá do chu kỳ kinh nguyệt thường biến mất vào gần cuối kỳ kinh nguyệt hoặc ngay sau đó khi mức độ estrogen và progesterone bắt đầu tăng cao.
Cảm xúc thay đổi thất thường
Các cảm xúc thường không ổn định trong thời gian hành kinh. Do mức độ estrogen và progesterone dao động, bạn có thể cảm thấy buồn hơn hoặc cáu kỉnh hơn bình thường. Estrogen tác động đến quá trình sản xuất serotonin và endorphin. Các nội tiết tố này làm giảm cảm giác hạnh phúc, đồng thời làm tăng trầm cảm và cáu kỉnh.
Khi mức progesterone thấp xuống, tác dụng làm dịu cảm xúc có thể giảm đi. Phụ nữ có thể trải qua những giai đoạn khóc không rõ lý do và quá mẫn cảm với cảm xúc.
Đau đầu
Nội tiết tố liên quan đến việc tạo ra phản ứng đau. Vì vậy, khi mức độ nội tiết tố dao động, bạn có thể cảm thấy đau đầu và đau nửa đầu. Chứng đau nửa đầu có thể xảy ra trước, trong hoặc ngay sau kỳ kinh nguyệt.
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh thường gây ra triệu chứng này. Estrogen có thể làm tăng nồng độ serotonin và số lượng các thụ thể serotonin trong não tại một số thời điểm nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự tác động qua lại giữa estrogen và serotonin có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở những người nhạy cảm.
Đau lưng dưới
Các cơn co thắt tử cung và bụng được kích hoạt do giải phóng prostaglandin cũng có thể gây ra các cơn co cơ ở lưng dưới. Cơn đau có thể ở dạng đau nhức hoặc dạng co kéo.
Tăng cân hoặc đầy hơi
Sự thay đổi nội tiết tốt có thể khiến cơ thể bạn giữ lại nhiều nước và muối hơn bình thường. Điều đó dẫn đến cảm giác đầy hơi. Cân cũng có thể tăng lên một ít. Nhiều người thuyên giảm triệu chứng này từ hai đến ba ngày sau khi kỳ kinh bắt đầu. Thường thì tình trạng chướng bụng tồi tệ nhất xảy ra vào ngày đầu tiên của chu kỳ.
Vấn đề về giấc ngủ
Các triệu chứng nêu trên đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, khiến bạn khó ngủ hơn.
Nhiệt độ cơ thể tăng khoảng nửa độ sau khi rụng trứng và duy trì ở mức cao cho đến khi bạn bắt đầu hành kinh. Nhiệt độ cơ thể mát hơn có liên quan đến giấc ngủ ngon hơn. Nghe có vẻ ít nhưng nửa độ đó có thể làm giảm khả năng nghỉ ngơi thoải mái của bạn.
Những thay đổi kinh nguyệt có kiểm soát không hẳn là bất thường. Chẳng hạn như thay đổi chu kỳ kinh do chủ động dùng viên uống tránh thai hằng ngày. Điều quan trọng là tính chất ổn định và đều đặn trên mỗi cá nhân. Hãy liên hệ bác sĩ sản phụ khoa khi nghi ngờ có bất thường.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của phái đẹp “chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu”. Chị em nên tự theo dõi kinh nguyệt của mình hàng tháng và tự so sánh. Hãy đi khám khi phát hiện những thay đổi đáng kể đột ngột xuất hiện trong các chu kỳ kinh gần nhất của bản thân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp