Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì? Mỗi quốc gia phải làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia mình?… Đây là những vấn đề tồn tại xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt trong thời điểm sự xâm lược, bành trướng lãnh thổ của nước khác được diễn ra bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau từ kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa.
- Định Nghĩa Phản Ứng Axit Bazo – Bài Tập Ôn Tập – Công Ty Hóa Chất Hanimex
- Khó thở sau khi hít vào thủy ngân nhiệt kế bị vỡ có sao không?
- Quyền chờ về chứng khoán là gì? Những lưu ý về quyền chờ về
- Cách tính hiệu suất sử dụng vốn cố định [Cập nhật 2023]
- Quá Hạn Đăng Kiểm Bao Nhiêu Ngày Thì Bị Phạt? Mức Phạt Bao Nhiêu?
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì?
Trước hết, để hiểu chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì thì cần hiểu về lãnh thổ quốc gia là gì. Lãnh thổ quốc gia được hiểu là một phần diện tích đất, biển, trong lòng đất, khoảng không phía trên diện tích đất (vùng trời), và các vùng lãnh thổ đặc biệt mà mỗi quốc gia có quyền tự quyết, quyền riêng biệt, toàn vẹn và bất khả xâm phạm.
Bạn đang xem: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì?
Mặc dù không định nghĩa chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì nhưng Hiến pháp 2013 – văn bản pháp luật có giá trị cao nhất của Việt Nam khẳng định Việt Nam là một đất nước, quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, Việt Nam sẽ bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đó bằng mọi giá, bằng mọi nguồn lực, mọi cách thức.
Chi tiết hơn, chủ quyền được hiểu là quyền làm chủ, quyền tự định đoạt đối với một vật thể, một phạm vi diện tích, một vấn đề…của chủ sở hữu, sử dụng.. Nói rộng ra, chủ quyền được hiểu là quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến một vật thể, một diện tích, một vấn đề…
Từ đó, chủ quyền lãnh thổ quốc gia có thể được hiểu là quyền riêng biệt, tuyệt đối, toàn vẹn của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của mình. Quyền này bao gồm quản lý, sử dụng, chiếm hữu, định đoạt, bảo vệ khỏi các thế lực ngoại xâm.
Lãnh thổ của mỗi quốc gia gồm vùng biển, vùng trời, vùng đất, vùng lãnh thổ đặc biệt (khu vực tại các điểm cực của Trái Đất, trên không gian vũ trụ…). Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao, tuyệt đối mà không quốc gia nào khác được quyền xâm phạm. Quyền lực này được thể hiện thông qua hệ thống pháp luật, hệ thống quân sự bảo vệ chủ quyền, biện pháp bảo vệ, khai thác tài nguyên và mọi vấn đề khác trong phạm vi lãnh thổ đó của quốc gia.
Cụ thể, chủ quyền tuyệt đối đối với lãnh thổ quốc gia được biểu hiện trong phạm vi lãnh thổ của mình như sau:
– Quốc gia có quyền quyết định tuyệt đối đối với việc phát triển kinh tế, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, bố trí quốc phòng…tại vùng trời, vùng biển, vùng đất (bao gồm bề mặt đất, trong lòng đất), vùng lãnh thổ đặc biệt của mình;
Xem thêm : Học Gì Để Trở Thành MC- BTV Truyền Hình
– Quốc gia có quyền thiết lập quy tắc xử sự chung (ban hành văn bản quy phạm pháp luật) để điều chỉnh hành vi, xử phạt vi phạm đối với các chủ thể trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình, phù hợp với luật quốc tế, không gây phương hại đến chủ quyền của quốc gia khác;
– Quốc gia cũng có quyền cưỡng chế hoặc áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm khắc khác nếu có hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia đó;
– Quốc gia cũng có quyền tự vệ, phòng thủ và phản kháng nếu có sự đe dọa, tấn công từ bên ngoài đối với chủ quyền, quyền đối với toàn vẹn lãnh thổ của mình;
Như vậy, hiểu đơn giản chủ quyền lãnh thổ của quốc gia chính là quyền lực tối cao về chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh…của quốc gia đó đối với toàn bộ phần diện tích thuộc quyền sử dụng, quản lý, sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của mình, bao gồm nhưng không hạn chế tại vùng đất, vùng trời, vùng biển, vùng lãnh thổ đặc biệt. Đây là quyền lực tối cao của một quốc gia mà các quốc gia khác không được phép xâm phạm, tấn công.
Vai trò của chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì đối với mỗi quốc gia?
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia trong chính trị, kinh tế, đối ngoại, quân sự, quốc phòng… Cụ thể như sau:
– Khẳng định quyền tự chủ, riêng biệt của quốc gia đối với vùng lãnh thổ đó: Đây là quyền riêng, cá biệt, duy nhất và tối cao của mỗi quốc gia. Đồng thời, khẳng định sự tồn tại độc lập, ngang bằng về vị thế giữa các quốc gia trên thế giới trong việc gìn giữ, bảo vệ lãnh thổ độc lập của mình;
– Khẳng định quyền tự quyết đối với mọi hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình: Mọi hoạt động về chính trị, kinh tế, đối ngoại, văn hóa, quân sự,…được quốc gia đó tự mình định đoạt, thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia;
– Được tiến hành các biện pháp nhằm bảo vệ, gìn giữ quyền bất khả xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia: Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, mỗi quốc gia tự mình quyết định các biện pháp phòng thủ, bảo vệ hoặc tấn công, tiêu diệt những mối đe dọa hoặc trực tiếp xâm phạm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình;
– Khẳng định sự tồn tại độc lập, ngang hàng, bình đẳng của mỗi quốc gia trên thế giới: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sự khẳng định cho sự tồn tại độc lập của mỗi quốc gia trên thế giới. Nếu không có chủ quyền lãnh thổ thì không thể khẳng định sự tồn tại độc lập của bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Xem thêm : Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ phải làm sao?
Đây là những vai trò của chủ quyền lãnh thổ quốc gia đối với mỗi quốc gia.
Phải làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia?
Khi đã hiểu chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì, đóng vai trò ra sao đối với mỗi quốc gia, ắt hẳn cần phải hiểu làm sao để bảo vệ được nền tự chủ, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia đó. Một số những biện pháp được dùng để bảo vệ nền độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia hiện nay như sau:
– Về pháp lý: Nghiêm trị mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ (Hiến pháp 2013);
– Tăng cường quốc phòng, an ninh, quân sự để nhằm tăng sức mạnh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ;
– Có chính sách đối ngoại đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ, trong từng trường hợp cụ thể;
– Củng cố tiềm lực, năng lực về kinh tế của quốc gia;
– Đảm bảo nền chính trị ổn định, tự chủ, từ đó khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực của quốc gia;
Đây là một số những giải pháp thường được các quốc gia áp dụng để bảo vệ nền độc lập, tự chủ, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia mình.
Trên đây là giải đáp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp