Bài 11 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích: Giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Bạn đang xem: Bài 11 Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội
Yêu cầu: Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
I. CÁC KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ AN NINH
QUỐC GIA, GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
I. Các khái niệm cơ bản I.1. An ninh quốc gia An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, tư tưởng
- văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại,… trong đó an ninh chính trị là cốt lõi, xuyên suốt.
Bảo vệ an ninh quốc gia: Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia. Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia: Là những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ bảo an ninh quốc gia bao gồm: Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hoá, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo vệ an ninh trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe doạ.
Nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia là: Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế – văn hoá, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng với hoạt động đối ngoại; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm: Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh sát, cảnh vệ Công an Nhân dân; cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo Quân đội Nhân dân; Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và trên biển.
Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm: Vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang…
I.1. Trật tự, an toàn xã hội Là trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định.
Đấu tranh giữ gìn trật tự, an toàn xã hội bao gồm: Chống tội phạm; giữ gìn trật tự nơi cộng cộng; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng ngừa tai nạn; bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường…
Bảo vệ trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, lực lượng Công an Nhân dân giữ vai trò nòng cốt và có chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường.
I. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội I.2. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ: Là các hoạt động bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam; giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước; bảo vệ các cơ quan đại diện, cán bộ, lưu học sinh và người lao động Việt Nam đang công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá hệ thống chính trị, gây chia rẽ mất đoàn kết, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên,… Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ luôn là nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu, thường xuyên và cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp.
Bảo vệ an ninh kinh tế: Là bảo vệ sự ổn định, phát triển vững mạnh của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chống các biểu
giữ tin. Bảo vệ an ninh thông tin là một bộ phận quan trọng của công tác bảo vệ an ninh quốc gia nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, bọn tội phạm khác nhằm khai thác, sử dụng hệ thống thông tin liên lạc hoặc tiến hành các hoạt động phá huỷ công trình, phương tiện thông tin liên lạc gây thiệt hại cho an ninh quốc gia của nước ta; chống lộ lọt những thông tin bí mật của nhà nước; ngăn chặn các hoạt động khai thác thông tin trái phép, dò tìm mật mã, mật khẩu để đánh cắp thông tin trên mạng…
I.2. Nội dung giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Đấu tranh phòng, chống tội phạm: Là việc tiến hành các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã hội; điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lý trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội; giáo dục, cải tạo người phạm tội giúp họ nhận thức được lỗi lầm và cố gắng cải tạo tốt, có thể tái hoà nhập cộng đồng xã hội, trở thành người lương thiện, sống có ích cho xã hội.
Giữ gìn trật tự nơi công cộng: Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. Trật tự công cộng là một mặt của trật tự, an toàn xã hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, yên tĩnh, vệ sinh, nếp sống văn minh; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận. Giữ gìn trật tự nơi công cộng chính là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh chung, duy trì nếp sống văn minh ở những nơi công cộng-nơi diễn ra các hoạt động chung của nhiều người, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người.
Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông: Trật tự, an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao thông, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, có trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông không phải là nhiệm vụ của riêng các lực lượng chức năng (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông công chính…) mà là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Đó là việc nắm vững và tuân thủ nghiêm túc Luật giao thông, mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phải được xử lý nghiêm khắc, những thiếu sót, yếu kém là nguyên nhân, điều kiện gây ra các vụ tai nạn giao thông phải được khắc phục nhanh chóng.
Phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh. Chú ý phòng ngừa không để xẩy ra tai nạn lao động và luôn luôn phòng chống thiên tai dịch bệnh.
Xem thêm : Mẫu câu phúng viếng đám ma hay nhất
Bài trừ các tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến (từ các hành vi vi phạm những nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hoá, đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục, các giá trị xã hội tốt đẹp cho đến các hành vi vi phạm những quy tắc đã được thể chế hoá bằng pháp luật, kể cả pháp luật hình sự) ảnh hưởng xấu về đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội bao gồm: Mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan,… Tệ nạn xã hội là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội, là một trong những nguồn gốc phát sinh tội phạm. Phòng, chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng những biện pháp đồng bộ, tích cực, kiên quyết và triệt để.
Bảo vệ môi trường: Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại. Bảo vệ môi trường là tập hợp những biện pháp giữ cho môi trường trong sạch, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lý sinh giới (vi sinh vật, thực vật, động vật) và môi sinh (đất, lòng đất, nước, không khí, khí hậu…), đảm bảo sự cân bằng sinh thái… nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống của con người.
II. ĐỐI TÁC VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐẤU TRANH BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
Trong tình hình hiện nay, cần có cách nhìn nhận mới và thống nhất về vấn đề đối tác và đối tượng đấu tranh theo nguyên tắc:
Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta.
Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh.
Mặt khác, trong tình hình diễn biến mau lẹ và phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn nhận biện chứng: Trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta. Trên cơ sở đó, cần khắc phục cả hai khuynh hướng mơ hồ mất cảnh giác hoặc cứng nhắc trong nhận thức, chủ trương và trong xử lý các tình huống cụ thể.
Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải thường xuyên đấu tranh với các cơ quan tình báo nước ngoài hoạt động phương hại đến an ninh quốc gia của nước ta; các trung tâm thông tin chống phá Việt Nam; các tổ chức và bọn phản động người Việt lưu vong; các đối tượng phản động ở trong nước và bọn tội phạm hình sự nguy hiểm.
Để xác định đúng các đối tượng đấu tranh trong công tác bảo vệ an ninh trật tự cần dựa vào các căn cứ sau: Căn cứ vào nhiệm vụ và đối tượng đấu tranh của cách mạng trong từng giai đoạn; căn cứ vào nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay; căn cứ vào thực tế hoạt động của các loại đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội từ trước đến nay
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nhân dân làm chủ, công an là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
III.1. Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, trong đó có công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Chỉ có Đảng lãnh đạo mới có thể huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn xã hội, bảo đảm thắng lợi trọn vẹn và triệt để trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Đảng lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt thể hiện: Đảng đề ra đường lối chính sách và phương pháp đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội một cách đúng đắn, đồng thời lãnh đạo chặt chẽ bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối chính sách đó.
III.1. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội
Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là sự nghiệp của nhân dân, là nghĩa vụ đồng thời cũng là lợi ích thiết thực của nhân dân.
An ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội có được bảo vệ tốt hay không thì vấn đề rất quan trọng là do sự giác ngộ của nhân dân về quyền làm chủ của mình trên lĩnh vực đó. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân thực chất đó là cuộc vận động phong trào cách mạng của quần chúng nhằm xây dựng trật tự an ninh, trật tự nhân dân từ cơ sở. Nhân dân có điều kiện và khả năng để thực hiện quyền làm chủ đó.
Nội dung phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động thể hiện: Quán triệt sâu sắc và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chế độ, thể lệ, nội quy về bảo vệ an ninh trật tự. Đấu tranh kiên quyết với các thế lực thù địch, bọn phản cách mạng và bọn phạm tội khác, với mọi hành vi vi phạm pháp luật và những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội; kiên quyết giữ vững an ninh trật tự ở mọi nơi mọi lúc. Tự giác tham gia các tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, tích cực giúp đỡ các cơ quan chuyên trách nhất là lực lượng Công an Nhân dân, các lực lượng bảo vệ ở địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tự giác tổ chức, tham gia xây dựng và quản lý cuộc sống mới văn minh trật tự, yên vui lành mạnh ở địa phương, đơn vị công tác, sản xuất, chiến đấu.
III.1. Tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước là công cụ sắc bén để nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ của mình trên mọi lĩnh vực, trong đó có công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Nhà nước có mạnh (hiệu lực) thì
quyền làm chủ của nhân dân mới được đảm bảo vững chắc.
Nội dung tăng cường hiệu lực quản của Nhà nước: Phát huy mạnh mẽ tác dụng của pháp chế xã hội chủ nghĩa làm cho nó trở thành vũ khí sắc bén để xây dựng và quản lý nền trật tự xã hội xã hội chủ nghĩa.
Phải thường xuyên quan tâm xây dựng các cơ quan chuyên trách trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Phát huy vai trò tác dụng của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp trong việc ban hành và đôn đốc tổ chức thực hiện những quy định về công tác bảo vệ ở địa phương.
Phối kết hợp chức năng quản lý của các cơ quan Nhà nước vào việc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Xem thêm : Bún xào chay bao nhiêu calo?
III.1. Công an là lực lượng nòng cốt Lực lượng Công an là chỗ dựa trực tiếp và thường xuyên cho các ngành, các cấp và quần chúng trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Lực lượng Công an phải tập trung giải quyết những khâu cơ bản nhất; tổ chức hướng dẫn các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Qua thực tiễn tiến hành cuộc đấu tranh, lực lượng Công an phải làm tham mưu cho Đảng, Nhà nước về những vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội. Do đó để đảm bảo thắng lợi hoàn toàn và triệt để trong cuộc đấu tranh, lực lượng Công an phải biết kết hợp tính tích cực cách mạng của quần chúng với công tác nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn.
Sự kết hợp đó thể hiện: Quần chúng phát hiện cung cấp tình hình, cơ quan chuyên môn thu thập ý kiến đó. Những ý kiến đó phải được tổng hợp, kết hợp với nghiệp vụ chuyên môn của các ngành để tìm ra bản chất của vấn đề và biện pháp xử lý. Phải coi trọng cả hai mặt đó, không được coi nhẹ mặt nào.
III. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là truyền thống của dân tộc ta trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Đảng, Nhà nước ta đã kế thừa và phát huy truyền thống đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự ổn định và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội là nền tảng vững chắc của an ninh trật tự và ngược lại an ninh trật tự vững chắc mới có điều kiện ổn định phát triển đất nước về mọi mặt. Cần nhận thức an ninh trật tự được giữ vững củng cố và phát triển là dựa trên nền tảng kinh tế – xã hội ổn định và phát triển.
Hiện nay, kết hợp chặt chẽ giữa an ninh và quốc phòng là một yêu cầu khách
cho lãnh đạo của trường, chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật biết, có ý thức bảo vệ bí mật nhà nước.
Tham gia xây dựng nếp sống văn minh trật tự ngay trong trường học, ký túc xá, khu vực dân cư mà mình sinh sống, bảo vệ môi trường, giúp đỡ các cơ quan chuyên trách trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Tham gia các hoạt động xã hội để góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội như: Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ, giữ gìn trật tự, vệ sinh ở nơi công cộng. Bản thân không tham gia đua xe và cổ vũ cho đua xe trái phép, vận động nhiều người cùng tham gia chấp hành tốt những quy định của pháp luật như mình.
Bản thân luôn nhận thức được sự nguy hại của các tệ nạn xã hội để không mắc phải, mặt khác sinh viên còn tuyên truyền vận động cho nhiều người khác thấy được sự nguy hại của các tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma tuý, cờ bạc, mại dâm. Phát hiện những địa điểm tổ chức, đối tượng tham gia các tệ nạn xã hội để báo cáo cho lãnh đạo nhà trường, chính quyền địa phương, các cơ quan bảo vệ pháp luật mà trực tiếp là lực lượng Công an Nhân dân để có biện pháp đấu tranh kịp thời có hiệu quả.
Tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; phát hiện, tố giác kịp thời các đối tượng, băng nhóm tổ chức tội phạm để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp giải quyết kịp thời.
Tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị khoa học kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn có liên quan để có thể cống hiến cao nhất những khả năng của mình góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
IV. Chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để tăng cường thể lực, luyện tập quân sự theo chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh để góp phần chuẩn bị cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
Hướng nghiệp tham gia các lực lượng vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, như tham gia lực lượng Công an Nhân dân, Bộ đội biên phòng…
Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng khiếu phù hợp với công tác công an thì có thể được tuyển chọn vào Công an Nhân dân.
Công an Nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an Nhân dân. Với truyền thống của mình, bằng sự năng động sáng tạo của sinh viên dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, của lãnh đạo các nhà trường các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức của sinh viên, chắc chắn sinh viên trong các trường đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chúng ta sẽ đóng góp, cống hiến những khả năng cao nhất của mình cùng toàn Đảng, toàn dân và các cơ quan chuyên trách bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Nhận thức của anh (chị) về quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội? Ý nghĩa thực tiễn rút ra đối với bản thân?
Anh (chị) hãy phân tích nội dung công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện nay?
Trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội hiện nay?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp